thichnhathanh2

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về Thượng Đế

Trong khi các Phật Tử thường không đề cập đến Thượng Đế, ở đây Thích Nhất Hạnh thể hiện quan điểm Thiền Tông về Tương tức (Inter-being) và “Đại Tâm” (Big Mind) từ góc nhìn tâm linh phương Tây.

“Cơ thể của chúng ta chính là vũ trụ, là tạo vật, là kiệt tác của Thượng Đế. Nhìn sâu vào vũ trụ, ta thấy được chân tính của nó. Và chúng ta có thể nói rằng chân tính của vũ trụ chính là Thượng Đế. Nhìn sâu vào tạo vật, ta thấy được đấng sáng tạo.

Ban đầu có vẻ như thể mọi thứ tồn tại tách biệt với nhau. Mặt trời thì chẳng phải mặt trăng. Thiên hà này không phải là thiên hà khác. Bạn tách biệt với tôi. Cha tách biệt với đứa con trai. Nhưng nhìn sâu vào, ta thấy rằng mọi thứ được đan xen với nhau. Chúng ta không thể lấy mưa ra khỏi hoa, hoặc khí oxy ra khỏi cây. Chúng ta không thể lấy người cha ra khỏi đứa con trai hoặc lấy đứa con trai ra khỏi người cha. Chúng ta không thể lấy bất cứ thứ gì ra khỏi bất cứ thứ gì khác. Chúng ta là những ngọn núi và những con sông; chúng ta là mặt trời và những vì sao. Mọi thứ đều liên kết với nhau (inter-is).

Đây là cái nhà vật lý học David Bohm gọi là “trật tự ngụ ẩn”. Ban đầu chúng ta chỉ thấy “trật tự hiển bày,” nhưng ngay sau khi chúng ta nhận ra rằng mọi thứ không tồn tại tách tách biệt với thứ khác, chúng ta chạm tới cấp độ sâu nhất của vũ trụ. Ta nhận ra rằng chúng ta không thể lấy nước ra khỏi sóng. Và cũng không thể lấy sóng ra khỏi nước. Chỉ giống như sóng tự thân nó chính là nước, thì chúng ta là Đấng Tối Hậu.

Nhiều người vẫn tin rằng Thượng Đế có thể tồn tại tách biệt với vũ trụ, tạo vật của Ngài. Nhưng bạn không thể lấy Thượng Đế ra khỏi bản thân bạn, bạn không thể lấy Đấng Tối Hậu ra khỏi chính mình. Niết Bàn ở bên trong bạn.

Nếu chúng ta muốn chạm tới Đấng Tối Hậu, chúng ta phải nhìn vào bên trong cơ thể của mình, không phải bên ngoài. Chiêm nghiệm sâu sắc về cơ thể từ bên trong, chúng ta có thể chạm lấy thực tại bên trong chính nó.

Nếu sự chánh niệm và tập trung của bạn đủ sâu khi thực tập thiền hành trong tự nhiên, hoặc khi bạn chiêm nghiệm về một ánh nắng đẹp đẽ hoặc chính cơ thể bạn, bạn có thể chạm tới chân tính của vũ trụ.”

(Thích Nhất Hạnh, Nghệ Thuật Sống)

Biên dịch: Bá Kỳ

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top