2017-01-30-image-23

Personal God (Cá nhân) vs. Impersonal God (Phi cá nhân)

Thể theo nguyện vọng của một bạn trong SUYNGAM.VN Club, tôi viết ra danh sách này. “God” có vô vàn tên gọi khác nhau trên khắp thế giới. Danh sách dưới đây chỉ liệt kê ra một số danh xưng, thuật ngữ, bản chất phổ biến nhất tương xứng với chữ “God”. Bạn nào thấy còn thiếu sót có thể bình luận bổ sung.

Brahman, Shiva, Vishnu, Ishvara, Purusha, Hari, Bhagavan, Prana, Shakti, Ram, Om / Aum, The Father, The Mother, Đại Ngã, Đại Thể, Tâm Hồn, Chân Ngã, Chân Linh, Atman, Tình Yêu, The All, Vũ Trụ, Oneness, The One, Cái Một, The Absolute, Trí Thông Minh Vô Hạn, Trí Thông Minh Tối Thượng, Đấng Hằng Hữu, Đấng Từ Bi, Phật Tánh, Niết bàn, Chân như, Cái Toàn Thể, Sat-Chit-Ananda (Hiện hữu – Ý thức – Phúc lạc), Tâm thức (Consciousness), Ý thức Thuần khiết (Pure Awareness), The Creator, Tạo Hóa, Hóa Công, Đạo, Đức, Thái Cực, Shen, Thượng Đế, Thiên Chúa, The Lord, The Light, the Alpha and the Omega, Allah, Thực tại tối hậu, Ông Trời, Trời Đất, Thiên Nhiên, Tự Nhiên, Bất Nhị, Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Hiện, Thần Khí, Supreme Being, YHWH, Elohim, Aluna, Adonai, Yahweh, Jehovah, El, Elyon, Abba, Eternal One, Baha, Thiêng Liêng, Trí Tuệ, Chân Lý Tuyệt Đối, Hu, The Real…

Personal God (hữu ngã) vs. Impersonal God (vô ngã)

Tôi biết nhiều người không thể chấp nhận, bị dị ứng với khái niệm personal God, hữu hình hữu ngã, đặc biệt là những Phật tử. God không nhất thiết là phải là hữu ngã, kiểu như khái niệm một ông Thần khổng lồ hơn cả vũ trụ đã tạo ra vũ trụ, theo cách mô tả của các tôn giáo có nguồn gốc từ Abraham (Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo…), hay kết quả hình ảnh bạn có được khi google từ khóa “God”. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là God không thể hữu ngã, hay là cái này thì không thể là cái kia. Đã là “God” thì muốn làm gì mà không được, đúng không? Tới đây sẽ có mấy người vô thần nhảy vào hỏi rằng: “God có thể tạo ra được một hòn đá mà chính God cũng không nhấc nổi không?”

Đáp án 1: Đây là một câu hỏi logic, người vô thần, duy vật thì chỉ có thể biết dùng logic để phủ nhận God. Nếu đã biết tới Định lý bất toàn của Godel rồi thì sẽ biết rằng logic chỉ là một tập hợp con trong tập hợp mẹ là God / Vũ trụ. Bạn không thể dùng tập hợp con để phủ định tập hợp mẹ. Godel đã chứng minh điều đó, chứ không phải chỉ biết lý lẽ suông, vòng vo, mắc kẹt trong mê cung logic như những người vô thần. Liệu còn có một công cụ nào khác siêu việt hơn logic? Câu trả lời: Trực giác.

>>> Định lý bất toàn của Kurt Godel và cánh cửa mở ra trí tuệ | Vũ Thanh Hòa

Đáp án 2: Thử hỏi trên Trái Đất này người nào có đủ khả năng nhấc nổi một hòn núi? Không một ai. God đã tạo ra hòn núi đó, và không có ai nhấc nổi. God không nằm ngoài tạo hóa. God nằm trong từng nguyên tử, nguyên lý của mọi thứ, trong trái tim từng con người, mọi sinh linh. Người vô thần tuy từ chối God nhưng họ không biết được rằng God đang nằm trong cốt lõi con người họ, họ không biết và từ chối bản chất thật sự của họ.

Đáp án 3: Vấn đề không phải là God có làm được một chuyện gì đó hay không. Vấn đề là làm chuyện đó để làm gì? Có đáng/cần thiết phải làm chuyện đó không? Nếu một người không thể thấy được sự mầu nhiệm kỳ diệu của vạn vật đang xảy ra xung quanh, đều là tạo tác, công trình của God. God sẽ không làm phép lạ chỉ để chứng minh cho những người vô thần. Người vô thần không xứng đáng thấy được phép lạ. Tự họ đã bịt mắt chính họ. Giống như câu chuyện trong Kinh Thánh khi những người Pha-ri-sêu tranh luận với Đức Jesus và đòi một dấu lạ từ Trời để thử Người. Nhưng Người thở dài não ruột và nói: “Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: Thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả.”

Hữu ngã hay Vô ngã gì cũng là chuyện nhỏ đối với God. Một người có thể có được lucid dream thì có thể mơ ra bất cứ chuyện gì họ thích. Brahman có thể mơ ra bất cứ thứ gì Brahman thích. Atman cũng chính là Brahman. Atman dịch ra tiếng Việt là “Chân Ngã”, bản chất đích thực của bạn. Tat tvam asi.

Trong Chí Tôn Ca chương 12 khi Arjuna hỏi Krishna so sánh giữa những người tập trung vào God hữu ngã và những người tập trung vào God vô ngã. Krishna trả lời rõ ràng cụ thể không hề vòng vo rằng những người phụng sự một God hữu ngã thì hoàn hảo nhất. Cá nhân tôi cũng đồng ý với quan điểm này của Krishna. Có đức tin vào một God hữu ngã đòi hỏi sự quy phục của Ego, trong khi tin vào God vô ngã thì không cần. Tốc độ tiến hóa tâm linh của bạn phụ thuộc vào sự quy phục của Ego. Nói cách khác, Ego càng to thì tốc độ tiến hóa càng chậm. Chỉ nghĩ về khái niệm God vô ngã sẽ không thể khơi dậy cảm xúc, tình yêu dành cho God trong người đó, năng lượng của người đó chỉ vẫn luẩn quẩn ở khu vực luân xa 3 trở xuống, luân xa của logic, lý trí. Những ai còn chưa vượt qua được luân xa 3 sẽ chưa thể biết được sự vị tha là gì, tất cả những gì họ biết là sự ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, ảo tưởng về sự tách biệt. Nhiệm vụ của người hành giả là phải thông suốt được luân xa tình yêu và luân xa trí tuệ, trực giác, những luân xa ở trên. Chí Tôn Ca là bài kiểm tra đích thực dành cho Ego.

1. Arjuna hỏi: Giữa những người luôn hết lòng tận tụy phụng sự Người với tình yêu và những người thờ phượng Brahman vô ngã (impersonal) không thị hiện thì ai là người hoàn hảo hơn?

2. Đức Thượng Đế Tối Cao phán: Ta xem những người dồn hết tâm trí vào hình dạng cá nhân của Ta và luôn phụng sự ta với niềm tin siêu việt son sắt là những người hoàn hảo nhất.

3-4. Những ai hết mực tôn thờ bản sắc không thị hiện nằm ngoài khả năng nhận thức của giác quan, hiện diện khắp nơi, bất khả tri, bất biến, cố định và bất động, cái là phương diện vô ngã của Chân Lý Tuyệt Đối, đồng thời kiểm soát giác quan và chí công vô tư với tất cả chúng sinh, những người đó hành động vì lợi ích chung cuối cùng thì cũng đến được với Ta.

5. Những người dồn hết tâm trí vào phương diện vô ngã không thị hiện của Chân Lý Tuyệt Đối sẽ tiến bộ một cách hết sức chật vật. Đối với chúng sinh thị hiện, mỗi bước tiến trên con đường này đều gắn liền với những khó khăn chồng chất.

6-7. Nhưng những ai thờ phượng Ta, hiến dâng ta tất cả hoạt động của mình và một lòng tín nghĩa với Ta, tận tụy phụng sự Ta, lúc nào cũng tưởng đến Ta, dồn hết tâm trí vào Ta, thì hỡi con trai của Pritha, những người đó sẽ lập tức được Ta cứu khỏi bể sinh tử.

8. Hãy dồn hết tâm trí vào Ta, Đức Thượng Đế Tối Cao và để Ta lấp tràn trí khôn của ngươi. Như vậy, ngươi sẽ sống mãi trong Ta; đó là điều chắc chắn.

9. Hỡi Arjuna yêu quý của Ta, hỡi người chinh phục của cải, nếu ngươi chẳng thể liên tục dồn tâm trí vào Ta thì hãy tuân thủ những giới hạnh của bhakti-yoga (yoga phụng sự). Như thế, khát vọng đến với Ta trong ngươi sẽ ngày một tăng.

10. Nếu ngươi chẳng thể tuân theo những giới luật của bhakti-yoga thì hãy cố gắng lao động vì Ta bởi lẽ ngươi sẽ đạt sự toàn thiện khi làm việc vì Ta.

11. Nếu ngươi chẳng thể lao động với ý thức về Ta thì hãy gắng dâng hiến mọi thành quả lao động của ngươi và hãy thấu hiểu bản chất thật sự của mình.

12. Nếu ngươi chẳng thể làm được cả hai điều đó thì hãy gắng kiện toàn tri thức. Cao hơn tri thức là thiền định, còn cao hơn thiền định là sự từ bỏ thành quả lao động, vì sự từ bỏ đó sẽ làm cho tâm trí con người an lạc.

(Đọc Chí Tôn Ca bản full, 700 câu, 66 trang, SUYNGAM.VN hiệu đính, must-read dành cho những người tìm kiếm tâm linh >>> http://bit.ly/CTC_)

Tác giả: Huy Nguyen

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top