uriel-soberanes-mxvkwpijals-unsplash

Cuộc đời là một trò chơi

Có lẽ mọi người đều đã từng nghe tới những câu nói như “Cuộc đời là một trò chơi”, hay “Cuộc đời là một giấc mơ.” Bạn đã từng bao giờ suy ngẫm về những điều này chưa? Nếu những câu nói đó là đúng thì chúng ta nên có thái độ như thế nào với cuộc đời? Bài viết này sẽ cố gắng đào sâu và trả lời những câu hỏi đó. Vấn đề không phải chỉ là biết một tri thức, vấn đề là bạn làm gì với tri thức đó? Liệu nó có thể dùng để làm gì không?

Cuộc đời là một trò chơi

Mục đích tối thượng của trò chơi này là gì? Theo tôn giáo, tâm linh thì mục đích đó là: giác ngộ/niết bàn/nhận biết và nhập thể với God.

Bạn có đang chơi nó để giành chiến thắng? Chỉ có tình yêu và cái chết là thay đổi mọi thứ. Bạn chiến thắng trò chơi này khi tình yêu của bạn vượt qua được cái chết. Cuộc đời là một trò chơi nâng cao trí thông minh của bạn, nhưng đích thân bạn phải muốn điều đó, vì bạn có hai lựa chọn: một là muốn điều đó, tăng IQ, hai là muốn sống theo triết lý “ngu si hưởng thái bình.” Định mệnh của bạn phụ thuộc vào cách bạn chơi trò chơi này tốt hay không.

Không có gì là chân thật để thắng được từ trò chơi này ngoài sự giác ngộ, ngoài trí tuệ vô thượng. Bạn chiến thắng trò chơi này bằng cách nào? Đức Phật 2500 năm trước đã đề xuất phương pháp “Giới – Định – Tuệ”; tới năm 2020 rồi mà thế giới vẫn còn chiến tranh, nghèo đói, thiên nhiên vẫn còn bị con người phá hủy, rác thì vẫn còn bị vứt đầy đường, tham-sân-si của loài người vẫn còn đó.

Bạn giữ Giới bằng cách chiến thắng dục vọng. Dục vọng là một căn bệnh, và chân nhân là người đã chữa được căn bệnh đó. Bạn chiến thắng dục vọng bằng cách ngừng đầu tư vào suy nghĩ, bởi suy nghĩ là trò chơi nằm trong địa hạt của tâm trí, hay nói đơn giản hơn chỉ là bằng cách tĩnh lặng, bằng cách luyện tập thói quen ngồi thiền mỗi ngày.

Hướng dẫn cơ bản cách ngồi thiền (thiền quán Vipassana)

“Bổn phận của bạn là hiện hữu, chứ không phải trở thành điều này hay điều kia. ‘Ta là Đấng Hằng Hữu’ đã tóm tắt toàn bộ sự thật. Phương thức này được tóm gọn trong hai từ ‘Tĩnh lặng’ (Be still). Tĩnh lặng là gì? Bởi vì bất kỳ hình dạng hay hình thể nào cũng đều là căn nguyên của phiền não. Hãy từ bỏ ý niệm ‘Tôi là thế này thế kia.’ Tất cả những gì cần thiết để nhận ra Chân Ngã là tĩnh lặng. Điều gì có thể dễ dàng hơn thế?” – Ramana Maharshi

45 trích dẫn giúp bạn giác ngộ từ Ramana Maharshi (Aloha 25)

Karma (Nhân quả) là một loại điểm số, cơ chế thiết lập cân bằng cho trò chơi. Điểm càng cao bạn càng được chơi ở những màn xịn hơn.

• Bạn có thể không chơi nó, thoát ra khỏi trò chơi?

• Nếu có thì bằng cách nào?

“Enemy” (“kẻ địch”) của trò chơi là gì?

“Con người cần sử dụng tâm trí để giải thoát chính mình, chứ không phải để thoái hóa. Tâm trí vừa là bạn vừa là địch của linh hồn. Đối với người đã chế ngự được tâm trí, nó là bạn tốt nhất. Còn đối với kẻ chẳng làm được điều đó, nó là kẻ địch ghê gớm nhất.” – Đức Krishna (Chí Tôn Ca 6:6)

“Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân.
Ðiều mẹ cha bà con,
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh làm được
Làm được tốt đẹp hơn.”
— Đức Phật, Kinh Pháp Cú (42-43)

Chơi như thế nào là sẽ thua?

Bạn thật sự thua cuộc khi bạn nghĩ rằng tâm trí, ego chính là mình, khi bạn bị tâm trí / ego đánh lừa rằng bạn là một nhân vật nào đó trong trò chơi. Terence McKenna có câu, “Vũ trụ là một bài kiểm tra trí thông minh.” Và bạn phải có đủ thông minh lẫn trí tuệ để không bị mắc lừa tâm trí, để nhận ra được ảo tưởng về ego. Khi bạn thua, bạn phải chơi lại trăm ngàn vô hạn lần (kiếp) sau cho tới chừng nào bạn hiểu được mục đích của trò chơi. Để tăng độ khó, bạn sẽ bắt đầu mỗi kiếp sống quên hết những gì đã học được ở kiếp trước.

“How many deaths will it take ’til he knows?” – Bob Dylan, “Blowin’ in the Wind”

Mọi thứ đều vô nghĩa nếu bản thân bạn không muốn biết sự thật, không muốn đạt được tự do đích thực. Sự thật là bạn không phải là ego. Tự do đích thực chứ không phải tự do theo cách bản ngã muốn: không cần trưởng thành, không cần quan tâm, không cần chịu trách nhiệm, không cần phải nhận ra điều gì là thật, điều gì là không thật, và lựa chọn điều thật. Nếu bạn chọn sai, nó cũng có nghĩa là bạn đang đang chọn làm một tù nhân của trò chơi.

Ảnh: Kamil Trocinski

Nếu bạn đã từng xem phim Ma Trận (The Matrix) thì chắc hẳn bạn cũng biết Agent Smith. Ego cũng là một Agent của ma trận. Nó chỉ đơn giản là một phần của chương trình, một sản phẩm của trò chơi. Ego vô hồn chỉ là một sự lặp đi lặp lại của các thuật toán. Ego không có tự do. Ego sống trong sợ hãi. Ego không có liên quan gì tới bản chất đích thực, chân Ngã / Tâm Hồn bạn. Ego cũng giống như một cái ảnh đại diện của bạn trên mạng xã hội. Nó không phải là bạn. Bạn chính là trí thông minh và sức mạnh vô hạn đã tạo ra vũ trụ, thực tại này.

“Hãy biết rằng Chân Ngã (Atman) chính là chủ xe, và thân xác là cỗ xe. Cũng hãy biết rằng lý trí (Buddhi) chính là tài xế và tâm trí (mind) là dây cương. Các giác quan là những con ngựa, đối tượng của giác quan là những con đường.” – Katha Upanishad

5 triết lý thế giới ngày nay cần từ Áo Nghĩa Thư (Deep Club Exclusive)

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, phần kết của bài viết. Hy vọng nó có thể mang lại được chút giá trị gì đó cho cuộc đời bạn.

Tác giả: Huy Nguyen

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top