118003632_2756171121283227_4424625173792270147_o

19 bài học quan trọng từ Kurt Godel (tác giả của Định lý Bất Toàn)

*Chữ Gödel được phát âm là /Gơ-Đồ/

  1. “Hoặc là toán học quá vĩ đại cho tâm trí con người, hoặc tâm trí con người còn siêu việt hơn một cỗ máy.” (Topoi: The Categorial Analysis of Logic (1979), Robert Goldblatt, tr. 13)
  2. “Càng nghĩ về ngôn ngữ, tôi lại càng thấy kinh ngạc là con người ta lại hiểu được nhau.” (Hao Wang’s biography Reflections on Kurt Gödel, MIT Press, 1987, tr. 95)
  3. “Tôi không tin vào khoa học thực nghiệm (empirical science). Tôi chỉ tin vào chân lý tiên nghiệm (priori truth).” (Third volume of Gödel’s Collected Works)
    Từ cuốn tiểu sử Gödel viết bởi Hao Wang, Một Hành Trình Logic: Từ Gödel đến Triết học (A Logical Journey: From Gödel to Philosophy), ấn bản MIT, 1996
  4. “Những người theo chủ nghĩa thực chứng (positivists) từ chối nhìn nhận bất cứ kiến thức tiên nghiệm nào. Họ ước mong giảm thiểu mọi thứ thành những cảm nhận giác quan. Nói chung thì họ tự mâu thuẫn với chính mình qua việc từ chối sự quán chiếu nội tâm (introspection) là trải nghiệm (experience)… Ý niệm về trải nghiệm của họ quá hẹp hòi và họ tự đặt ra những giới hạn chủ quan cho sự trải nghiệm.” [5.4.5]
  5. “Khối óc là một cỗ máy tính toán được liên kết với một thần khí (spirit).” [6.1.19]
  6. “Tâm thức (consciousness) được kết nối với một thể thống nhất. Còn một cỗ máy thì được tập hợp từ nhiều bộ phận.” [6.1.21]
  7. “Tôi không nghĩ não bộ con người tiến hóa theo phương cách như thuyết của Darwin. Thực tế, nó có thể được chứng minh sai. Những cơ chế giản đơn không thể tạo ra được não bộ. Tôi nghĩ rằng những nguyên tố cơ bản của vũ trụ là đơn giản. Sinh lực (life force) là một nguyên tố sơ khai của vũ trụ và nó tuân theo một số luật tác động nhất định. Những quy luật này không đơn giản, và nó không máy móc.” [6.2.12]
  8. “Đừng thu thập dữ liệu. Nếu bạn biết mọi thứ về bản thân, bạn đã biết được mọi thứ. Không có ích lợi gì trong việc tự đè nặng bản thân với một đống dữ liệu. Khi bạn đã hiểu được bản thân, bạn hiểu được bản chất của con người và mọi thứ còn lại sẽ đi theo.” [9.2.6]
  9. “Trực giác không phải bằng chứng; nó là cái ngược lại với bằng chứng. Ta không phân tích trực giác để thấy một bằng chứng, nhưng bằng trực giác ta thấy được thứ không cần bằng chứng.” [9.2.46]
  10. “Nó là một sai lầm khi ta tranh luận thay vì tường trình. Đây cũng chính là sai lầm của những người thực chứng: Chứng minh mọi thứ từ hư không. Phần lớn thì nhiệm vụ không phải là chứng minh mà là kêu gọi sự chú ý vào các sự thật (facts) được đưa ra ngay lúc đó, nhưng không thể chứng minh được. Chứng minh cái được đưa ra là vô vọng.” [9.3.2]
  11. “Giải thích mọi thứ là bất khả thi: không nhận ra điều này tạo ra sự ức chế (inhibition).” [9.3.7]
  12. “Những quy tắc hành vi chuẩn mực dễ được tìm thấy hơn những nền tảng của triết học.” [9.3.17]
  13. “Triết học đích thực thì chính xác (precise) chứ không chuyên môn hóa.” [9.3.21]
  14. “Trong chủ nghĩa duy vật mọi nguyên tố đều hành xử giống nhau. Thật kì bí khi ta nghĩ rằng chúng phân tán ra rồi hợp lại một cách tự động. Để có được sự toàn vẹn, nó phải có thêm một thứ như linh hồn hay tâm trí. “Vật chất” là một cách nhìn nhận sự vật, và những hạt sơ cấp là dạng thấp hơn của tâm trí. Tâm trí thì tách biệt khỏi vật chất.” [9.4.12]
  15. [9.4.17]
    • Có những cõi giới khác và những sinh linh có lý trí thuộc giống loài khác, cao cấp hơn.
    • Cõi giới ta đang sống không phải là cõi giới độc nhất mà ta đã hoặc sẽ sống.
    • Chủ nghĩa duy vật là sai lầm.
  16. “Thực tại và sự tồn tại toàn vẹn của chúng ta thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Ta nên đánh giá thực tại qua việc ta biết quá ít về nó. Vì những gì ta biết rõ quá đỗi đẹp đẽ, cho nên thế giới thực mà ta biết quá ít cũng thật là đẹp. Cuộc sống có thể là đau khổ bảy mươi năm và rồi hạnh phúc một triệu năm: giai đoạn khổ sở thậm chí có thể là cần thiết cho cái tổng thể.” [9.4.20]
  17. “Tôi tin có tồn tại kiếp sau (afterlife), độc lập với thần học. Nếu thế giới có cấu trúc hợp lý thì phải có một kiếp sau.” (tr. 104-105)
    Những cuộc nói chuyện với Gödel, trong sách của Rudy Rucker Infinity and the Mind (TD: Vô cực và Tâm trí), Princeton University Press, 1995
  18. “Không có mâu thuẫn giữa ý chí tự do và biết trước chính xác một người sẽ làm gì. Nếu một người hiểu được bản thân hoàn toàn thì hoàn cảnh nó là như vậy. Không ai cố ý làm ngược lại cái họ muốn.” [168]
  19. Tôi đã bắt đầu nghĩ rằng tâm thức không là gì hơn sự tồn tại giản đơn. Dẫn dắt đến chuyện này, tôi đã hỏi Gödel liệu ông có tin rằng có một Tâm Trí duy nhất đứng đằng sau muôn hình muôn động của thế giới không. Ông trả lời rằng, đúng là như vậy, Tâm Trí đó là thứ có cấu trúc, nhưng Tâm Trí đó tồn tại độc lập với mỗi đặc tính riêng của nó. Tôi lại hỏi ông ấy là có tin rằng Tâm Trí đó ở khắp mọi nơi không, thay vì chỉ có ở bên trong não bộ con người.

Gödel trả lời: “Tất nhiên rồi. Đây là giáo lý huyền học cơ bản.” [170]

Rồi tôi hỏi ông câu hỏi cuối cùng: “Thứ gì tạo ra ảo tưởng dòng chảy thời gian?”

Cuối cùng, ông nói điều này: Ảo tưởng về dòng chảy thời gian xuất hiện khi ta lầm tưởng cái được đưa ra (the given) với cái đích thực (the real). Dòng chảy thời gian hiện ra vì ta nghĩ rằng mình đang sống trong nhiều thực tại khác nhau. Thực sự thì ta chỉ sống trong những thứ được đưa ra khác nhau. Chỉ có một thực tại. [170–1]

<

p style=”text-align: right;”>Biên soạn: Prana Yogi
Biên dịch: Lê Minh Tú
Hiệu đính: Prana Yogi

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top