Bảy năm đã trôi qua kể từ ngày tôi chuyển đến Ấn Độ. Đó là một cuộc hành trình đầy thú vị đã kết nối tôi lại với nguồn cội của mình. Lớn lên ở Ấn Độ, tôi không được tận hưởng sự xa xỉ của việc du lịch, nhưng nhờ sợ giúp đỡ của gia đình, tôi đã có cơ hội để lấy lại những khoảng thời gian đã mất. Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi khám phá Ấn Độ trong quá trình kết nối với chính bản thân mình. Tôi đã bắt một chuyến mô tô qua dãy Himalaya và Khardung La – con đường mô tô cao nhất thế giới. Khám phá những di sản văn hóa phong phú Rajasthan qua các cung điện và pháo đài trong một cuộc hành trình dài một tuần trên cái cung điện bằng tàu hoả có bánh xe. Nhiệm vụ mang tính tâm linh của tôi về việc thông hiểu Thượng Đế và chính bản thân mình đã dẫn tôi đến núi Kailash/Mansarovar ở Tây Tạng, Maha Kumbh Mela ở Allahabad và Sabarimala ở Kerala.
Không cần nói thêm, đất nước Ấn Độ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời, một trong số đó không những đánh thức các giác quan của tôi, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Thời gian trên đường đã cung cấp cho tôi thời gian để quan sát và hình thành nên “7 quy luật của hạnh phúc” của riêng tôi, lấy cảm hứng từ truyền thống phong phú từ trí tuệ của người Ấn.
1. Quy luật của sự gan dạ
“Sợ hãi là kẻ thù lớn nhất của con người, và nó biểu hiện qua nhiều hình thức như xấu hổ, ghen tuông, giận dữ, xấc xược, kiêu ngạo … Nguyên nhân gây ra sự sợ hãi? Thiếu đi sự tự tin vào chính bản thân.” – Swami Prajnanpad
*Swami: (Danh từ chung) Thầy tâm linh đạo Hindu
Trong suốt quãng thời gian qua tôi đã đi đến kết luận rằng sự sợ hãi chính là nguyên nhân gốc rễ của tất cả những nỗi bất hạnh và bất ổn đang bao vây mỗi cá nhân trong xã hội mà chúng ta đang sống. Nếu chúng ta có thể chinh phục được nỗi sợ của chính bản thân, chúng ta không những có thể thay đổi chính bản thân mà còn có thể đem đến hòa bình trong cộng đồng của chúng ta. Chúng ta được sinh ra “không biết sợ,” xã hội và giáo điều đã làm chúng ta trở nên sợ hãi. Triết gia Krishnamurti đã nói, “Tôn giáo duy nhất nên được truyền bá là tôn giáo của sự không sợ hãi.”
2. Quy luật của sự chấp nhận
“Trước hết, hãy chấp nhận chính mình. Khi bạn không chấp nhận chính mình và tưởng tượng mình là một ai đó khác, sẽ có một cuộc xung đột nảy sinh giữa những gì bạn tin bạn đang có và những gì bạn thực sự có.” – Swami Prajnanpad
Chúng ta hoang phí cả cuộc đời, không biết chính mình là ai hoặc đi so sánh chính mình với một người không phải mình. Cả hai việc này đều không dẫn chúng ta đến đâu, và bước đầu tiên của bài học chính là cảm kích sự đơn giản của việc tự chấp nhận chính mình. Chấp nhận sự đơn giản mình là ai mà không hề phán xét. Hãy phát triển trong việc tự chấp nhận bản thân mình và sống một cách giản dị trong thâm tâm.
3. Quy luật của sự phản chiếu.
“Xuyên qua bạn ánh nắng mặt trời tỏa nắng và những vì sao chiếu lấp lánh, và trái đất trở nên xinh đẹp. Xuyên qua ơn chúc lành mà tất cả các bạn yêu nhau và thu hút lẫn nhau. Bạn ở trong tất cả, tất cả ở trong bạn.” – Swami Vivekananda
Bạn nhìn thế giới theo cách bạn nhìn chính mình. Một khi bạn chấp nhận chính mình mà không phán xét, vũ trụ sẽ tự tiết lộ chính nó. Nhận thức bên trong của chúng ta tiết lộ những bí mật mà chúng ta đã bỏ lỡ bởi những thành kiến và những phán xét.
“Nếu bạn nhìn thấy linh hồn trong mọi chúng sanh, đó là cái nhìn chân thật. Nếu bạn nhìn thấy sự bất tử trong trái tim của mỗi chúng sinh hữu tử, đó là cái nhìn chân thật.” – Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca, tác phẩm tâm linh kinh điển của Ấn Độ)
4.Quy luật của sự cân bằng
“Vũ trụ như một đại dương ở trạng thái cân bằng hoàn hảo. Một ngọn sóng không thể gợn lên ở một nơi nếu không tạo ra lỗ hổng ở nơi khác. Tổng năng lượng của vũ trụ vẫn luôn hệt nhau từ đầu này đến đầu kia. Nếu bạn lấy đi từ một nơi, bạn phải trả lại ở một nơi khác.” – Swami Vivekananda
Là một chuyên gia công nghệ, điều này không khó hiểu đối với tôi. Định luật III Newton về chuyển động nói rằng đối với mỗi hành động luôn có một hành động khác bằng mức độ và có hướng ngược lại. Tương tự như vậy, không nghi ngờ gì, sẽ một hệ quả xảy ra cho tất cả các hành động của chúng ta, mặc dù không phải luôn luôn rõ ràng và xảy ra ngay lập tức. Tôi tin rằng vũ trụ có cách để giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần phải học hỏi để có sự cân bằng trong mọi việc chúng ta làm.
5. Quy luật của vật chất
“Giá trị tinh thần và tâm linh sẽ không thể nào đạt được, cho đến khi giá trị vật chất bị dập tắt.” – Swami Vivekananda
Có bao giờ chúng ta thỏa mãn được cơn khát của chúng ta trong việc mua ấy các giá trị (vật chất/tinh thần)? Làm sao chúng ta có thể tiến xa hơn, đi từ sự thu gom của cải vật chất cho tới sự “sống” đích thực? Tôi đã nhận ra rằng nếu chúng ta vẫn còn đang ở trong vòng luẩn quẩn của việc thu gom và sự thỏa mãn, chúng ta không thể có được hạnh phúc. Vì vậy khởi đầu của hạnh phúc chính là làm mất đi mong muốn thu gom, làm mất đi sự thèm khát của chúng ta về quyền lợi.
6. Quy luật của sự hài lòng
“Chúng ta luôn so sánh chúng ta là ai với con người mà chúng ta nên là. Sự liên tục so sánh chính bản thân chúng ta với một thứ gì đó hoặc ai đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự xung đột. Tại sao lại có sự so sánh đó? Nếu bạn không so sánh mình với người khác, bạn sẽ là chính bạn.” –. Krishnamurti
Sự hài lòng đi kèm với việc tồn tại trong sự hỗn loạn mà không phán xét hay so sánh mình với người khác. Sự hài lòng có thể được chấp nhận là tất cả chúng ta đều có chỗ đứng riêng trong thế giới này và có con đường riêng của mình để bước đi. Không người nào có dấu vân tay giống người khác, vậy tại sao phải bận tâm cố gắng để so đo với người khác? Nhân loại chia sẻ ánh sáng mặt trời với nhau; ánh sáng mặt trời không phải của bạn cũng không phải là của tôi. Nếu tất cả chúng ta gặt hái được những lợi ích từ năng lượng của sự sống, vậy tại sao chúng ta có thể không thể hài lòng với cuộc sống của chính chúng ta cũng như những người xung quanh chúng ta?
7. Quy luật của sức mạnh ý chí
“Sức mạnh không đến từ năng lực thể chất. Nó bắt đầu từ một ý chí bất khuất.” – Mahatma Gandhi
Chúng ta không thể thay đổi cái chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng chúng ta có được ý chí để thay đổi cách chúng ta hành động khi đối mặt với nó. William Shakespeare đã nói, “Chúng ta là ai là tùy thuộc vào chúng ta. Cơ thể chúng ta là những khu vườn mà ý chí chính là những người làm vườn.”
Áp dụng các quy luật trên đã dạy cho tôi cách để có được được hạnh phúc với cuộc hành trình cuộc đời của mình thông qua cuộc sống và cách nắm lấy tình yêu. Cuộc hành trình của tôi trong thế giới này bắt đầu với tình yêu và một ngày nào đó nó cũng sẽ kết thúc với tình yêu. Theo lời của Rabindranath Tagore,
“Sự kết nối của tình yêu là tổng thể. Trong tình yêu, sự khác biệt biến mất và linh hồn con người thực hiện được mục đích của nó trong sự hoàn hảo, vượt qua ranh giới của chính mình và vượt qua ngưỡng cửa của vô cùng.”