canh-dong-bat-tan-nguyen-ngoc-tu

Những tác phẩm hay nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân. Cô học hết cấp Phổ Thông Cơ Sở đã nghỉ học, mong muốn xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau, môi trường thuận tiện có thể phát triển nghề cầm bút mà cô đam mê. Các truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư viết về tình bạn ở đồng quê. Là nữ nhà văn nặng tình với mảnh đất miền Tây nhẹ nhàng ân tình, chất phác, các tác phẩm của cô ít nhiều mang hình ảnh của những con người miền Tây ngày đêm lam lũ cực nhọc mưu sinh, song, vẫn yêu đời và đặc biệt là trọng tình nghĩa. Sau đây là những tác phẩm hay nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà độc giả không nên bỏ qua:

Cánh đồng bất tận

Đây chắc chắn là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Ngọc Tư được độc giả biết đến nhiều nhất. Cánh đồng bất tận có thể nói là một trong nhữn tác phẩm gây nên tiếng vang lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư khi mà chỉ vừa mới được xuất bản, tác phẩm đã nhận được rât nhiều phản hồi tích cực từ độc giả và hiệu ứng mà tác phẩm mang lại là vô cùng lớn. Tác phẩm là tập hợp những mẩu truyện ngắn khắc họa về cuộc đời, về con người với những mảnh ghép số phận khác nhau. Nhiều độc giả đọc xong Cánh đồng bất tận đã để lại lời nhận xét rằng mình thấy quá ngột ngạt, quá xót xa khi chứng kiến những phận người bị vùi dập ở vùng sông nước bao la. Cánh đồng bất tận, ở đó có hàng trăm số phận, hàng trăm con người nhưng họ có một nỗi khổ chung là sự bế tắc, và câu hỏi đặt ra là: “Bao giờ con người ta hết khổ?”.

Tác phẩm Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư

Đây là một tâc phẩm xoay quanh những nỗi buồn của những con người miền Tây, những kẻ bất hạnh, những kẻ lầm đường vừa mang trong mình nỗi đau, vừa mang trong mình nỗi hận đời. Tác phẩm hung quy lại ở một chữ khổ, không nhân vật nào có được cái kết trọn vẹn, tương lai mù mịt, mà hiện tại thì chỉ có sự bất hạnh.

Ngọn đèn không tắt

 Tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, người quê đất mũi Cà Mau đã được Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần thứ VI, khẳng định sức hút truyện ngắn của nữ nhà văn này đối với độc giả. Tập truyện ngắn này đoạt giải nhất Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2 do Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ tổ chức năm 1999.

Tác phẩm Ngọn đèn không tắt - Nguyễn Ngọc Tư

Tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt còn xây dựng những nhân vật như ở cuộc sống đời thường bước vào trang sách. Một cô Miên hiền lành vì kế mưu sinh ra phố tìm việc làm đã không còn giữ được cái mộc mạc, chân chất vốn có, trở thành con người đành hanh, đánh nhau, cãi vã… Những tưởng con người đó không còn giá trị nhưng lương tri ẩn nấp trong sâu thẳm cô đã trỗi dậy khi gặp người thanh niên “lãng mạn như tiểu thuyết” thổi vào cô những ký ức xa mờ. Người đọc cảm nhận như cô giũ bỏ cái cuộc sống nhầy nhụa ấy đi tìm nơi tốt đẹp hơn.

Đảo

Đảo được đánh giá là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ chỉ xếp sau cánh đồng bất tận. Tựa đề ngắn gọn nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa: tứ phía là nước, nhìn tới nhìn lui cũng chỉ thấy một mình nhỏ bé như chấm tròn thấy trên bản đồ, quanh năm chỉ thấy mưa, gió, giông lạnh,… hoang lạnh đến vô cùng. Đảo là tập truyện ngắn bao gồm 17 truyện không thể ngắn hơn. Mỗi câu chuyện dài không tới 2000 chữ đã kể lại một cách thần tình đời sống tinh thần của những con người sống trong cảnh quê buồn tẻ.

Tác phẩm Đảo - Nguyễn Ngọc Tư

Đó là một chàng trai si tình mang trong mình mong muốn được Hảo nhìn thấy, ấy vậy rồi cũng biến mất trong vô vọng như kẻ bạc tình mà Hảo luôn mong chờ. Đảo mang đến hình dung về một chấm tròn lạc lõng và cô tịch giữa dòng nước chảy xiết. Không ai quan tâm, không ai nhìn đến, Đảo là những con người cô độc, sống lay lắt trong thế giới nội tâm của riêng mình và luôn khát khao được những người xung quanh một lần để mắt tới. Vẫn mang những phong cách đặc trưng của mình, tác phẩm buồn da diết, để lại những ám ảnh không thể nào phai trong lòng người đọc.

Xem thêm: Review sách Đảo – Nguyễn Ngọc Tư

Hành lý hư vô

Hành Lý Hư Vô là tập tản văn lớn nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc tư với những nỗi buồn đi vào lòng người, để lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm trong lòng người đọc. Đây là một tập tản văn đẹp, hiền, mộc mạc và sâu lắng chứa đựng tấm lòng của người viết.

Tác phẩm Hành lý hư vô - Nguyễn Ngọc Tư

Các tác phẩm văn học của Nguyễn Ngọc Tư luôn đem lại cho người đọc những cảm xúc như thế, câu chuyện trong sách của cô luôn gần gũi với cuộc sống của mỗi người. Đó là câu chuyện của bác hàng xóm, của người thân hay đó là câu chuyện của chính bản thân bạn.

Không ai qua sông

Không ai qua sông mang theo câu chuyện không mới nhưng giọng văn thể hiện đã chắc chắn hơn, mang tới một không khí sống động về đời sống làng quê miệt vườn. Cuộc sống vừa yên bình vừa dậy sóng bởi sự đổi thay không ngừng trong xã hội.

Những người đàn bà trong văn của Nguyễn Ngọc Tư chưa một lần được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Người đọc dễ nhận thấy cái nhìn bi quan của tác giả. Nhưng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, những người phụ nữ đó vẫn yêu thương dù âm thầm. Thứ văn phong mượt mà, gieo rắc mùi vị phai tàn của chuyện kể đã qua. Từ đó nêu bật lên đức tính nổi bật không đâu có của người phụ nữ Việt Nam đi kèm dòng suy tư kỳ lạ.

Không ai qua sông - Nguyễn Ngọc Tư

Vẫn viết về những vết thương, nhưng là những vết thương không bao giờ lành lại, những mảng đời u buồn, bất hạnh, héo mòn là trung tâm của tác phẩm. Chuyện hôm qua, chuyện ngày nay, những dòng đời dài theo năm tháng. Nguyễn Ngọc Tư luôn biết cách đem câu chuyện của mình vượt khỏi lũy tre làng. Vừa đủ đau thương nhưng cũng đủ tình thân giữa con người đã làm nên một tác hẩm xuất sắc.

Nguyễn Ngọc Tưnhà văn của những câu chuyện buồn, bởi vì buồn, nên tác phẩm nào cũng khắc khoải và ám ảnh. Đó là lý do mà các tác phẩm của cô gây được sức hút lớn khi phản ánh hiện thực xuất sắc, thay những con người bất hạnh nói lên tiếng nói của họ.

Xem thêm:

  • Review Ngày mai của những ngày mai – Nguyễn Ngọc Tư
  • Những tựa đề Văn học Việt Nam bạn không thể bỏ qua
  • Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top