1024px-ce91cf85cf84cebfcebacf84cebfcebdceafceb1_cebcceb5_cf84ceb7cebd_cebbceaecf88ceb7_cf86ceb1cf81cebcceaccebacebfcf85-ceb4ceb7cebbceb7cf84ceb7cf81ceafcebfcf85

Một Việt Nam đang tự sát trong im lặng

(1279 chữ, 5 phút đọc)

Việt Nam là một dân tộc đang tự sát trong im lặng theo nghĩa đen. Vì sao?

Đã từ lâu chính phủ từ chối đưa ra những số liệu thống kê chính thức về số lượng người Việt Nam tự sát mỗi năm. Việc chính phủ che giấu thông tin về số lượng người tự sát Ying-Yeh Chen, Kevin Chien-Chang Wu, Saman Yousuf và and Paul S. F. Yip vạch ra trong nghiên cứu có tựa đề “Suicide in Asia Opportunities and Challenges”: đơn giản là số liệu hoàn toàn….không được công bố.

1

Đây đó, những số liệu được hé mở về tình trạng tự sát của người Việt Nam được giới chuyên môn đưa ra, nhưng dĩ nhiên, chúng không hề nhận được sự chú ý, phản biện và nghiên cứu kĩ lưỡng. Vào những năm 1990, người ta đã chú ý đặc biệt về tình trạng tự sát của cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam (Vietnam veterans) sau chiến tranh. Con số tự sát hết sức giật mình. Theo đó khoảng 50 ngàn cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam (Vietnam veterans) đã tự sát sau khi chiến tranh kết thúc.

2

Trong năm 2016, giới chuyên môn vô tình tiết lộ, có khoảng 36 ngàn đến 40 ngàn người Việt Nam tự sát mỗi năm. Đây chắc chắn là một số liệu sẽ bị chính phủ phủ nhận và cố gắng biện hộ chỉ là số liệu của một nhà nghiên cứu Việt Nam đưa ra. Song để chứng minh họ sai, đơn giản nhất là chính phủ cần minh bạch hơn trong việc thừa nhận Tự sát là một vấn nạn trong xã hội hiện nay.

3
http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/mo-i-nam-40-000-nguo-i-vn-tu-tu-do-tra-m-ca-m-300886.html

Một năm sau đó, vào năm 2017, con số 36 ngàn – 40 ngàn này lại được lặp lại trong bài viết khác. Nguyên nhân của việc hàng chục ngàn người Việt Nam tự sát được QUY GIẢN HOÁ là do các nguyên nhân về tâm thần, trầm cảm. Đây là một lí giải hết sức bề nổi. Kiểu: người ta tự sát là vì….độc tính của thuốc trừ sâu. Cần có những nghiên cứu kĩ hơn về tình trạng tự sát của người Việt Nam.

4
http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/gan-40000-nguoi-viet-tu-tu-moi-nam-do-tram-cam-365158.html

Trong một quan sát khác, tình trạng tự tử của người Việt Nam rất nghiêm trọng. Tự sát là nguyên nhân thứ 2, đứng sau Tai nạn giao thông đang lấy đi sinh mạng của người Việt Nam. ĐẾN BAO GIỜ chính phủ và xã hội Việt Nam phải thừa nhận đây là một đại dịch thực sự và chú tâm tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ẩn sau đó?

5

Để hình dung về độ khủng khiếp của những con số 36 ngàn – 40 ngàn người tự sát mỗi năm. Chúng ta cần so sánh với Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng về tự sát, số lượng người tự sát mỗi năm ngày càng giảm, thậm chí dưới 30 ngàn trường hợp trong nhiều năm gần đây. Chúng ta chưa vượt Nhật Bản về GDP, nhưng chúng ta đã vượt xa Nhật Bản về năng lực tự sát của công dân.

6

Năm 2017, số lượng người tự sát ở Nhật Bản chỉ còn dưới 15 ngàn người. Trong đó 14693 nam giới tự sát. Số liệu này cho thấy, tự sát ở Việt Nam hiện nay cao gấp đôi so với tự sát ở Nhật Bản cùng thời kì. Tự sát ở Việt Nam không phải là một vấn đề bình thường nữa. Nó là một đại dịch.

7

Trong khi đó, do việc o bế về dữ liệu và thông tin, hoàn toàn vắng bóng những nghiên cứu về tình trạng tự sát của người Việt Nam. Theo thống kê của nhóm tác giả Ying-Yeh Chen, gần như không có những nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Tất cả là con số 0, 0, 0, 0 tròn trĩnh. Số liệu này là của năm 2012. Hiện giờ lẻ tẻ có một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ về tình trạng tự sát trong giới trẻ ở Việt Nam.

8

Những con số về việc TỰ SÁT rất dễ bị xã hội và chính quyền bỏ qua hoặc bị đồng nhất với những cái chết với nguyên nhân khác như TAI NẠN. Việc thừa nhận một thành viên trong gia đình tự sát KHÓ hơn rất nhiều so với việc thừa nhận thành viên đó chết do TAI NẠN thông thường. Điều này đúng với trường hợp của nhiều xã hội khác nhau. Mọi người thường có tâm lý: “người chết thì cũng đã chết rồi”. Chết vì tai nạn thì không ai quan tâm. Chết vì tự sát thì cả gia đình, người thân, trường học, cơ quan đoàn thể liên đới.

Xu hướng tự sát chung của các nước Đông Á – Nam Á là nam giới tự sát nhiều hơn rất nhiều so với nữ giới. Tỉ lệ Nam giới ở Việt Nam tự sát nhiều gấp 3 lần so với tỉ lệ Nữ giới tự sát. Số liệu dựa trên thống kê không đầy đủ của WHO (Tổ chức Sức khoẻ thế giới).

10

Tự sát học đường ở Việt Nam được nhắc đến rất nhiều trên báo chí và các phương tiện truyền thông. Trong một nghiên cứu phỏng vấn sâu trường hợp học sinh cấp 2 ở Cần Thơ, 26,3% học sinh cấp hai được hỏi khẳng định các em có ý định tự sát. Tự sát học đường dĩ nhiên không chỉ là vấn đề của giáo dục. Hệ thống giáo dục là phản ánh nhu cầu và năng lực của một xã hội. Nó là con dao. Còn người cầm dao là xã hội và đặc biệt gia đình. Rất khó chấp nhận một thực tế là bố mẹ Việt Nam đang cầm dao giết con mình.

11

Trong một nghiên cứu về y học xuất bản 2017, những nhà nghiên cứu chỉ ra một xu hướng tự sát nổi trội ở các quốc gia Đông Á/Đông Nam Á như Hàn Quốc và Việt Nam, đó là tình trạng tự sát ở người già. Những người trẻ và những người già trong xã hội Á Đông đang là nhóm chịu nhiều áp lực trong xã hội nhất, dẫn đến việc họ phải tìm đến cái chết. Các post dưới đây chúng tôi sẽ nói kĩ hơn về các nhóm này.

12

Tình trạng tự sát học đường xảy ra liên tiếp, nguyên nhân được báo chí truyền thông nêu ra đó là do nhà trường và cha mẹ “buông lỏng” quản lý học sinh. Chúng tôi khẳng định nguyên nhân này rất không ổn. Trong hầu hết trường hợp học sinh tự tử, chúng tôi nhìn thấy nguyên nhân là do nhà trường và cha mẹ “thắt chặt” quản lý con em một cách thái quá.

13

Đơn cử một trường hợp cho thấy nguyên nhân “gia đình và nhà trường BUÔNG LỎNG quản lý con cái” là một nguyên nhân không hợp lý. Trái lại, việc cha mẹ và nhà trường KHÔNG CHỊU “BUÔNG LỎNG” quản lý con cái mới là nguyên nhân chính dẫn đến việc các em nghĩ đến tự sát. Đọc giữa các dòng thông tin về việc em học sinh ở Hà Tĩnh tự sát tháng 1 năm 2018 vừa rồi, người ta nhận thấy sức ép quản lý khủng khiếp của gia đình đối với một học sinh lớp 7. Bố mẹ em cho rằng mình chỉ “nhắc nhở” em về việc học tập. Em “vui vẻ” đến trường.

14

Tác giả: Nguyễn Phúc Anh
Biên tập:

Tham khảo

  • 04/04/2017 Mỗi năm, gần 40 nghìn người tự tử vì bệnh trầm cảm
  • 7/5/2017 Mỗi năm có tới 1 triệu thanh thiếu niên chết vì tự tử
  • 09/09/2018 Mỗi năm tại Việt Nam có 36.000 – 40.000 người tự tử do trầm cảm
Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top