Cuốn sách “Mình là cá, việc của mình là bơi” sẽ giúp bạn có thêm nghị lực yêu bản thân hơn, không lãng phí cơ hội đến với mình. Với tinh thần và ý chí cầu tiến và tích cực bạn sẽ là chú cá bơi mạnh nhất trong đại dương bao la. Bố cục rõ ràng và dễ hiểu, hầu hết các bạn đọc qua cuốn sách này đều rất thỏa mãn về suy nghĩ tích cực lạc quan khi giải quyết vấn đề rất dỗi bình thường trong cuộc sống mà nhiều khi chúng ta không hề nghĩ ra.
- Review sách Mặc kệ thiên hạ – Sống như người Nhật
- Review sách Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực
- Tóm tắt & Review tản văn Thương Nhau Chung Một Mái Nhà
“Hãy bịt kín quá khứ và tương lai bằng cánh cửa sắt. Hãy chỉ sống cho một ngày hôm nay”
–Dale Carnegie —
Sẽ là dối lòng nếu như nói rằng bản thân đang bình thản bước qua những giông bão và sự bất công của cuộc sống.
Sẽ là dối lòng nếu như nói rằng bạn chưa bao giờ buồn hay trách móc chính mình khi bị so sánh với người khác.
Sẽ là dối lòng nếu như nói rằng bạn chưa từng dằn vặt về những thất bại, khóc than vì đã cố gắng nhưng lại bị cuộc đời từ chối.
Sẽ là dối lòng nếu như nói rằng bạn luôn luôn vui vẻ với những người mình có và lạc quan với số phận.
Hẳn là cuộc sống không bao giờ đơn giản như thế. Nó khiến con người ta luôn phải vận động để gặt hái thành quả này đến mục tiêu khác. Giữa cuộc đời vần xoay luôn chuyển, chúng ta không thể biết mình tồn tại đến khi nào và ngày mai ra sao. Nếu bạn đang bị giam cầm bởi thanh sắt của nỗi sợ thất bại, suy nghĩ tiêu cực, luôn nghĩ đến công việc kể cả trong ngày nghỉ, không tự tin với chính mình, không cải thiện được tâm trạng,… thì cuốn sách “Mình là cá việc của mình là bơi” sẽ là kim chỉ nam giúp bạn gỡ rối để bay lên và tỏa sáng trên bầu trời cùng ước mơ của chính mình.
Những lúc ta phải đương đầu với khó khăn thử thách trong cuộc đời, điều quan trọng là làm thế nào để có thể nhanh chóng thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Việc chúng ta có thể nhanh chóng thoát ra khỏi các suy nghĩ tiêu cực hay không hoàn toàn dựa vào thói quen suy nghĩ của chính chúng ta. Với bố cục rõ ràng, cách sắp xếp logic Takeshi Furukawa mang đến cho chúng ta 9 thói quen nhằm thay đổi và hoàn thiện bản thân:
THÓI QUEN THỨ NHẤT: CHẤP NHẬN TOÀN BỘ CON NGƯỜI MÌNH.
Chúng ta luôn luôn khác biệt. Như Warren Buffet từng nói: “Không bao giờ có ai giống bạn”. Mỗi con người sinh ra là một bông hoa mang trong mình hạt giống và tính cách khác biệt. Sẽ có người cố gắng bắt chước bạn suy tư, hành động, nói năng nhưng dù sao họ cũng chỉ là phiên bản phụ mà thôi. Vì bạn là một bản thể tồn tại duy nhất dù là bông hoa nhỏ hay bông to. Nâng cao đánh giá và nhìn nhận ưu điểm của bản thân. Khi vấp phải một thất bại nào đó trong công việc, hãy thử nghĩ rằng chỉ có phương pháp hay hành động đã thất bại mà thôi. Khi so sánh bản thân với người khác bạn nên nghe bài hát “Bông hoa duy nhất trên thế giới này”.
Mỗi cá thể đều là phiên bản tốt nhất của chính mình.
Có sóng gió, những lúc thế này thế kia mới chính là cuộc đời, bạn đừng coi đó là mâu thuẫn hay thất bại mà hãy chấp nhận tất cả và cố gắng vượt qua. Bao dung với bản thân, đặt ra cho mình những quy tắc, xác định rõ phương hướng và hạnh phúc với chính bản thân đang trưởng thành là những phương pháp tích cực để bạn hoàn thiện bản thân từng ngày.
THÓI QUEN THỨ HAI: THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CHỨ KHÔNG THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC.
Con người ta thường gần gũi và ấn tượng với những người có cùng đặc điểm, cùng suy nghĩ. Và ta cần có cái nhìn đa chiều để thấy được sự “khác biệt”. Trong cuộc sống không ai không mắc phải những sai lầm. Nếu tha thứ cho người khác cũng chính là chữa lành tổn thương cho bản thân và tìm thấy niềm vui từ việc sẻ chia, cho đi, đồng cảm. Mỗi ngày hãy cho đi thứ gì đó dù là nhỏ nhặt nhất, là lời khen, lời cảm ơn,… Và đừng quên mỉm cười trước khi bước ra cửa. Thế nhưng, dù cho đi một cách vô tư cũng không được quên bản thân, khẳng định giới hạn và bảo vệ giới hạn của chính mình.
THÓI QUEN THỨ BA: CỤ THỂ HÓA MỘT CÁCH TRIỆT ĐỂ.
Con người thường bị cuốn vào guồng quay của cuộc sống mang theo cảm xúc khó chịu, giận dữ, gắt gỏng,.. Theo thời gian, chúng tích tụ và luôn len lỏi trong ta. Nhưng nếu viết lên giấy cảm xúc trung thực của bản thân và phân tích cảm xúc mơ hồ thì các giải pháp sẽ tự động xuất hiện. “Lần đầu” bao giờ cũng mang cảm giác sợ hãi và hoang mang nhất. Bằng việc thử diễn tập và thu thập thông tin lần thứ hai đi “ngôi nhà ma” sẽ không còn sợ hãi nữa. Ví dụ sếp của bạn luôn gắt gỏng và càu nhàu, phản bác lại ý kiến đó với những suy nghĩ tích cực và phân tích nó. Khi tìm ra được nguyên nhân tâm trạng sẽ lạc quan và vui vẻ hơn. Từ đó hãy định lượng cho mọi việc và xây dựng thói quen “Vậy phải làm thế nào?”
THÓI QUEN THỨ TƯ: NHÌN NHẬN MỌI VIỆC TỪ NHIỀU GÓC ĐỘ
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Trên hành trình mở rộng tầm nhìn, chúng ta phải đối mặt và vượt qua bao “tảng đá ngáng đường” và kéo theo đó là cảm xúc từ vui mừng, hạnh phúc đến buồn bã, đau khổ, bất lực. Tác giả đưa ra phương pháp cho bạn để vượt qua cảm xúc tiêu cực và nhìn nhận cuộc sống từ nhiều góc độ. Trước hết là thay đổi trong suy nghĩ, đặt mình vào vị trí của người khác ( thần tượng, đối thủ, người lớn,… hay là người gần gũi nhất) để tìm được ý tưởng hay nhất, mới nhất và hiệu quả nhất. Đây được đánh giá là phương pháp hay và ý nghĩa, hi vọng bạn tìm lại được chính mình trong này nhé!
THÓI QUEN THỨ NĂM: TẬP TRUNG VÀO NHỮNG VIỆC MÌNH CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
Đứng trước những hành động ta luôn có suy nghĩ tích cực nhưng đôi lúc cũng không thiếu phần tiêu cực. Bao ý tưởng và định kiến len lỏi hoài không dứt: “quá sức”, “sợ thất bại”, “không có kết quả như mong muốn”,… Chương này sẽ giúp bạn phân loại những việc làm được và không làm được. Hãy quan tâm và tập trung vào quá trình nhiều hơn là kết quả. Nhưng trước hết phải xây dựng một kết quả lý tưởng và suy nghĩ cụ thể về quá trình. Việc phân loại các sự việc sẽ khiến ta thay đổi hoàn toàn ý thức và hành động của bản thân. Qua nhiều giả định mà tác giả đưa ra để chứng minh phương pháp này ta sẽ có cái nhìn và biết suy nghĩ trước khi lao vào hành động. Nếu bạn hành động, sự việc sẽ có bước phát triển mới. Nhưng nếu chỉ mãi suy nghĩ mà không hành động thì tình trạng sẽ giẫm chân tại chỗ mà thôi. Trong cuộc sống có những nguy cơ và bão giông có thể kéo đến bất cứ lúc nào nên bạn cần lên kế hoạch khắc phục và chuẩn bị đón nhận nó.
THÓI QUEN THỨ 6: CHẤP NHẬN SỐ PHẬN
Mở đầu chương 6 tác giả dẫn câu nói của nhà soạn nhạc người Mỹ @Irving Berlin:” Cuộc đời con người có 10% là do chúng ta tạo nên và 90% còn lại là cách chúng ta chấp nhận mọi chuyện như thế nào.” Trong cuộc đời, điều gì mang đến may mắn và điều gì gây ra bất hạnh ta không thể lường trước được. Theo ngạn ngữ Trung Quốc :”tái ông thất mã”. Có những điều không thể thay đổi hãy chấp nhận và biến nó thành ưu điểm, tiền đề để thực hiện mục tiêu. Việc không lên kế hoạch cho bước đi tiếp theo không hẳn là tốt nhưng theo tác giả thoải mái thưởng thức, đón chờ những điều mới mẻ, bất ngờ phía trước lại là điều tuyệt vời.
THÓI QUEN THỨ 7: TỪ BỎ CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO
Xã hội luôn đòi hỏi những điều hoàn hảo. Luôn đi theo điều đó sẽ khiến bạn mệt mỏi, áp lực, mệt mỏi. Đó cũng là con đường dẫn đến trầm cảm. Nhiều suy nghĩ luôn buộc mình phải đi theo “chủ nghĩa” này, hình tượng nọ hay phải được như “người ta”. Cuộc sống của mình, công việc của mình cớ sao lại phải quan tâm nhiều đến người khác và những cách nhìn phù phiếm?
Với những phương pháp hữu ích dưới đây bạn có thể khắc phục được điều đó:
- Cố gắng linh hoạt trong cách nghĩ
- Xây dựng vùng xám
- Xác định rõ mục tiêu cuối cùng
- Thay đổi từ chủ nghĩa hoàn hảo sang chủ nghĩa tối ưu
- Tiến hành trên ý tưởng của Microsoft
THÓI QUEN THỨ 8: NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ MỘT CÁCH TÍCH CỰC
Không có thất bại, chỉ có những trải nghiệm. Nếu bạn tìm thấy ý nghĩa tích cực trong công việc mà bạn vốn dĩ căm ghét cùng sự nỗ lực phấn đấu thì cuộc sống sẽ thay đổi rất lớn. Trước khi làm việc hãy tìm kiếm niềm vui trong công việc đó, ý nghĩa tích cực cho sự trưởng thành, thành phố của bản thân, ý nghĩa tích cực với người khác và xã hội. Tin tưởng rằng những thử thách đều có thể vượt qua. Điều quan trọng là bản thân phải tuyệt đối tin tưởng vào chính mình dù với khó khăn nào cũng sẽ vượt qua được. Và cuộc sống tích cực sẽ bắt đầu khi biết nói lời cảm ơn.
THÓI QUEN THỨ 9: SỐNG CHO GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Người thông minh là người biết sống cho giây phút hiện tại. Có một vật dụng đầy ma thuật giúp bạn có thể tập trung vào hiện tại chính là đồng hồ đếm ngược. để làm tốt điều này trước hết lập danh sách những vấn đề quan tâm và luyện tập tập trung vào một việc. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng với công việc bạn có thể tìm kiếm những sở thích khiến bạn hứng thú vợ những lời khuyên chân thành và ý nghĩa từ tác giả hãy thức tỉnh lại tinh thần thiên đào kiểm soát vị trí tập trung của ý thức làm trong thời gian thử nghiệm cách xài điện thoại di động một chút nhìn xuống chân và bước tiếp trong bão giông,..bạn sẽ tìm ra ý nghĩa của cuộc sống và cố gắng sống trọn từng khoảnh khắc. Bởi “Không có ngày hôm qua nào từng bị bỏ phí nếu bạn sống hết mình ngày hôm nay”
“Mình là cá việc của mình là bơi” là một liều thuốc tinh thần, người Bạn Đồng Hành bên bạn mỗi khi gặp Giông Bão. Cuốn sách giúp bạn nhìn thấy được bản thân của mình ở đâu, tự tìm câu trả lời thay đổi cảm xúc suy nghĩ hành động từ các ví dụ về vận động viên , doanh nhân, người thành đạt,.. Hãy tìm đọc và cảm nhận nhé, nó sẽ góp phần thay đổi cuộc đời bạn!
“Mình là cá, việc của mình là bơi
Mình là lá, việc của mình là xanh!”
Sách nhận được rất nhiều lượt chia sẻ, bình luận từ các bạn đọc, còn Bạn thì sao, hãy để lại ý kiến bình luận nhé
Nguồn: Sachnendoc.com