13 bài học từ Ken Wilber, triết gia hiện đại người Mỹ

exclusive

(1094 chữ, 4.5 phút đọc)

Giới thiệu: Ken Wilber (sinh ngày 31 tháng 1, 1949) là một tác giả người Mỹ về lĩnh vực tâm lý học siêu hình và triết lý hợp nguyên do ông sáng tạo ra, một hệ thống triết học gợi ý về sự tổng hợp của tất cả kiến thức và kinh nghiệm, trải nghiệm của loài người.

* * *

1. Tiếp cận theo Hợp Nguyên (Integral) cho thấy tất cả góc độ đều chứa đựng sự thật, nhưng một số góc độ thì thật hơn, tiến hóa hơn, phát triển hơn, toàn diện hơn.

2. Những bậc bí huyền vĩ đại trong quá khứ (từ Phật tới Chúa, từ al-Hallaj tới Lady Tsogyal, từ Huệ Năng tới Hildegard) thật sự đã đi trước thời đại họ, và ngay cả thời đại chúng ta. Nói cách khác, họ không phải là những nhân vật của quá khứ. Họ là những con người của tương lai.

3. Cái gì ở trong bạn đưa bạn đến với một người thầy tâm linh? Không phải là linh hồn bạn, vì linh hồn đó đã được khai sáng rồi, nó không cần phải tìm nữa. Nó chính là cái ngã của bạn đã đưa bạn tới người thầy.

4. Khoa học hiện đại đã không còn từ chối linh hồn. Đó là một biến cố quan trọng. Như Hans Kung nhận xét, câu trả lời thông thường cho câu hỏi “Bạn có tin vào linh hồn không?” thường là “Tất nhiên là không, tôi là một khoa học gia.” nhưng rồi nó sẽ sớm là “Tất nhiên tôi tin có linh hồn, tôi là một khoa học gia.

5. Ý định thật sự từ những bài viết của tôi không phải để nói, bạn phải nghĩ theo cách này. Ý định thật sự là: Đây là một vài khía cạnh quan trọng trong cái vũ trụ hùng vĩ này, bạn có nghĩ là sẽ cân nhắc nó vào thế giới quan của mình chưa?

6. Với người theo Freud tôi nói, bạn đã nhìn vào Phật Giáo chưa? Với Phật tử tôi nói, bạn đọc Freud chưa? Với nhóm tự do tôi nói, Bạn có bao giờ nghĩ một số tư tưởng từ nhóm bảo thủ quan trọng thế nào chưa? Với nhóm bảo thủ tôi nói, Bạn có thể nào nhìn thoáng hơn 1 chút được không? Vân Vân… Chưa bao giờ tôi nói: Freud sai, Phật sai, tự do sai, bảo thủ sai. Cái tôi chỉ gợi ý là chúng đều đúng-nhưng-phiến-diện. Và trên tấm bia mộ của tôi, tôi thành thật hy vọng một ngày nào đó họ sẽ khắc dòng chữ: Ông ta đã đúng-nhưng-phiến-diện.

7. Có phải những bậc bí huyền, thánh nhân đều điên rồ? Họ đều có những phiên bản khác nhau về những chuyện giống nhau. Chuyện về một buổi sáng bỗng giác ngộ, khám phá ra mình là một với vũ trụ, theo kiểu phi thời gian, vĩnh cửu, vô tận… Vâng, có thể họ điên, những “tên ngốc thiêng liêng” này. Có thể là họ đang lèm bèm lảm nhảm. Có thể họ cần một bác sĩ tâm lý biết thông cảm. Vâng, tôi nghĩ nó sẽ có ích lắm.

Nhưng rồi tôi nghĩ, có thể chuỗi tiến hóa thật sự là từ vật chất tới cơ thể tới tâm ý tới tâm hồn tới linh hồn, theo bậc mà vượt qua và tồn đọng, càng sâu hơn, càng ý thức hơn, càng bao trùm hơn. Ở mức cao nhất của tiến hóa, có thể, chỉ có thể, có một cá nhân với ý thức đã chạm vào được vô tận – một sự bao trùm hoàn toàn toàn bộ vũ trụ – một ý thức vũ trụ mà linh hồn của nó đã tỉnh thức trước bản chất thật của nó.

8. Khoa học rõ ràng là một trong những phương cách uyên thâm nhất mà con người đã tạo ra để khám phá sự thật, trong khi tôn giáo vẫn còn là lực lượng lớn nhất cho việc phát sinh ý nghĩa.

9. Nói một cách giản dị, Có Chúa thượng cổ, Chúa pháp thuật, Chúa huyền bí, Chúa tâm lý, và Chúa hợp nguyên. Bạn tin vào Chúa nào?

Chúa thượng cổ biểu lộ sự linh thiêng qua sức mạnh có tính bản năng. Chúa pháp thuật biểu hiện sức mạnh thiêng liêng trong cái tôi con người và khả năng pháp thuật thay đổi thế giới hữu hạn qua cầu cúng và bùa phép. Chúa huyền bí thì không sống trên trái đất mà trên cõi giới thiên đàng, mà vé để vào cửa là họ phải sống thuận theo những giao ước và luật lệ Chúa đưa ra cho họ. Chúa tâm lý là một Chúa lý trí, từ chối những huyền thoại. Và một Chúa hợp nguyên bao trùm tất cả những thứ kể trên.

Chúa nào là quan trọng nhất? Dựa theo cái nhìn hợp nguyên, tất cả, bởi vì mỗi một giai đoạn cao hơn đã được dựng lên và bao gồm luôn những giai đoạn thấp hơn. Vậy thì những giai đoạn thấp hơn mang tính nền tảng, trong khi những giai đoạn cao hơn mang tính tầm cỡ, bỏ một giai đoạn nào, bạn sẽ gặp rắc rối.

10. Tiến hóa không loại trừ chúng ta ra khỏi vũ trụ, nó liên kết chúng ta với toàn thể vũ trụ: phương thức giống như nó tạo ra những con chim từ cát bụi, họa thơ từ sỏi đá, bản ngã từ giấy tờ, và thánh hiền từ bản ngã.

11. Trí tuệ xã hội không phải sự hiểu biết làm sao để sống thuận theo tự nhiên; mà là sự hiểu biết làm sao để con người đồng ý, thống nhất một đường lối sống thuận theo tự nhiên.

12. Bạn chiến thắng cái chết không phải bằng cách sống mãi mãi, nhưng bằng cách sống phi thời gian, bằng cách để tâm vào Hiện Tại. Bạn chiến thắng cái chết bằng cách nhận ra tâm thức hiện tại của chính bạn không bao giờ đi vào dòng thời gian ngay từ đầu, và vì thế bất sinh, bất diệt.

13. Eros là tình yêu của bậc thấp với lên bậc cao (thăng). Agape là tình yêu của bậc cao với xuống bậc dưới (giáng). Trong sự phát triển cá nhân, một người thăng theo Eros (phát triển đặc tính cao rộng hơn), và thống nhất với Agape (với xuống quan tâm bao trùm những cá thể bậc dưới), quá trình phát triển được cân bằng và rồi vượt qua và tồn đọng.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Huy

(2011 – Last update 19/09/2018)

4.5/5 - (8 bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top