nathan-mcbride-rp6ba_6u154-unsplash

27 sự khác biệt trong nhận thức giữa người nghèo và người giàu

“Nghèo” và “giàu” ở đây xét cả trên khía cạnh đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Một người mang nhận thức giới hạn thì sẽ chỉ có thể quanh quẩn trong thực tại nghèo nàn, gò bó và khổ đau. Còn một người có nhận thức cởi mở thì hiển nhiên sẽ có mặt trong những thực tại trù phú, linh hoạt và hạnh phúc.

  1. Người nghèo khao khát thành công và né tránh thất bại. Người giàu khao khát sự trải nghiệm, dùng thất bại làm đòn bẩy để đi tới thành công.
  2. Người nghèo coi việc tích lũy cho riêng mình dẫn đến giàu có. Người giàu coi sự chia sẻ và sự ảnh hưởng tích cực của mình là giàu có.

  3. Người nghèo cường điệu hóa sự tiêu cực. Người giàu chuyển hóa sự tiêu cực thành các giá trị thực tế.

  4. Người nghèo muốn hưởng thụ. Người giàu muốn lao động và cống hiến.

  5. Người nghèo tự ti về năng lực hiện tại của chính mình và không thể hành động dứt khoát. Người giàu tự tin thể hiện những gì mình đang có và hiểu rằng sự nâng cấp bản thân là chuyện cả đời.

  6. Người nghèo sợ sai. Người giàu sợ bỏ lỡ cơ hội được biết cái gì là đúng.

  7. Người nghèo hay tự ái. Người giàu thì bao dung.

  8. Người nghèo đuổi bắt đồng tiền. Người giàu sử dụng đồng tiền để theo đuổi sự tiến hóa.

  9. Người nghèo muốn gây ấn tượng với người khác. Người giàu muốn gây ấn tượng với chính mình.

  10. Người nghèo ngồi lý thuyết suông về những điều tốt đẹp. Người giàu thì tìm mọi cách để trở thành hóa thân của những điều tốt đẹp.

  11. Người nghèo sợ thua thiệt. Người giàu thì sẵn sàng hi sinh.

  12. Người nghèo sống với tâm trí bất an. Người giàu học và biết cách chế ngự tâm trí của chính mình.

  13. Người nghèo mong kiểm soát người khác và thế giới. Người giàu thì tập trung vào năng lượng và tâm thế của chính mình.

  14. Người nghèo đổ lỗi cho hoàn cảnh và sống bằng tâm lý nạn nhân. Người giàu tự nhận lỗi về chính mình và hành động để thay đổi thực tại.

  15. Người nghèo muốn bỏ ít nỗ lực nhưng muốn được thành tựu cao. Người giàu thì lao động hết mình trong mọi việc và coi sự lao động đã là một phần thưởng.

  16. Người nghèo quan tâm đến lượng (giá thành sản phẩm). Người giàu quan tâm đến chất (chất lượng sản phẩm).

  17. Người nghèo coi thường sinh lực/ sức khỏe thể chất hay tinh thần. Người giàu thì coi chất lượng thể chất hay tinh thần của bản thân là gốc rễ của mọi thứ.

  18. Người nghèo hay đòi hỏi. Người giàu luôn biết ơn.

  19. Người nghèo đi theo trào lưu, chỉ biết nhận thông tin từ truyền thông dư luận và dễ dàng bị dắt mũi. Người giàu thì tạo trào lưu từ chính mình và chọn lọc thông tin mình hấp thụ.

  20. Người nghèo sống duy vật. Người giàu sống với đức tin tâm linh.

  21. Người nghèo chống cự lại thay đổi. Người giàu học thích nghi với thay đổi, tìm kiếm giá trị mới ở trong những thay đổi.

  22. Người nghèo thích “mì ăn liền”, thích những gì nhẹ nhàng, free, nhanh chóng, không mất công sức để chuyển hóa. Người giàu thích đồ “khó nuốt”, lượng thông tin cao, cần nghiền ngẫm để thấu hiểu. (“Sữa cho trẻ con, thịt cho người trưởng thành.”)

  23. Người nghèo không muốn hấp thụ điều mới, vì tư duy bảo thủ, cao ngạo. Người giàu thì ham học hỏi, cầu thị, khả năng học hỏi đến từ sự khiêm nhường.

  24. Người nghèo sa ngã bởi khổ đau. Người giàu trưởng thành trong khổ đau.

  25. Người nghèo chỉ biết kế hoạch của bản thân. Người giàu biết nương kế hoạch của bản thân vào kế hoạch của Vũ trụ.

  26. Người nghèo sống trong quá khứ, tương lai. Người giàu sống trong hiện tại.

  27. Người nghèo tích tiền của. Người giàu tích nhân đức.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top