Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các tác phẩm của 10 nghệ sĩ đương đại nổi bật. Điểm chung của các tác phẩm này chính là sự sáng tạo đầy táo bạo, vượt ra khỏi khuôn mẫu truyền thống.
Những cá nhân truyền cảm hứng đã biến hóa những vật liệu tưởng chừng như không hề có liên quan tới nghệ thuật như cuốn sách, dây xích xe đạp, hay thậm chí là hòn đá, trở thành những tác phẩm nghệ thuật đương đại đặc sắc. Họ sáng tạo dựa trên nghệ thuật truyền thống. Mặc dù những nghệ sĩ này đều sử dụng những chất liệu khác nhau, họ đều có một niềm khao khát được sáng tạo và không ngừng cải thiện năng lực. Với những kỹ thuật tiên tiến cùng lối tiếp cận nghệ thuật riêng biệt, họ đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của nghệ thuật đương đại.
KUMI YAMASHITA: Nghệ thuật bóng
Mặc dù ánh sáng và bóng tối không phải một chủ đề xa lạ với nghệ sĩ đương đại, nữ nghệ sĩ người Nhật Bản Kumi Yamashita đặc biệt nổi tiếng những tác phẩm được định hình bởi cả vật chất và cái bóng chúng tạo ra.
Yamashita biến hóa những khoảng không gian tưởng trừng như vô cùng tầm thường trở thành những tác phẩm bóng đặc sắc. Khi nhìn vào công việc của Kumi Yamashita, ta sẽ thấy bóng của một người, nhưng nhìn kỹ hơn, ta có thể thấy những hình ảnh phản chiếu ấy được tạo thành từ các loại vật dụng hàng ngày như gỗ, vải, hay thậm chí là những con chữ. Những vật thể này sẽ được ánh sáng chiếu vào, tạo thành hình ảnh phản chiếu. Ngoài ra, Yamashita cũng thực hiện các bức họa chân dung, từ những chất liệu không ngờ như tấm thẻ tín dụng hoặc chiếc giày. Là một bậc thầy sử dụng ánh sáng và bóng tối, các tác phẩm của nữ họa sĩ của thành phố New York được trưng bày trên khắp thế giới, là nguồn cảm hứng cho vô vàn họa sĩ trẻ.
GUY LARAMEE: Điêu khắc phong cảnh trong cuốn sách
Nam nghệ sĩ Guy Laramee rất nổi tiếng với khả năng biến hóa cuốn sách thành một tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Chỉ với một thiết bị phun cát đơn giản, nghệ sĩ người Canada đã có thể hô biến cuốn sách thành một tác phẩm điêu khắc phong cảnh vô cùng hấp dẫn.
Các tác phẩm của nghệ sĩ điêu khắc Laramee có chủ đề khá đa dạng như những ngọn núi nhấp nhô, những hang động kỳ dị, hay những ngọn sóng dâng trào. Dưới bàn tay ma thuật của người nghệ sĩ, những cuốn sách, cuốn từ điển, sách bách khoa đã cũ và không còn được sử dụng nữa đã có một công dụng khác. Luôn luôn thách thức giới hạn sáng tạo của bản thân, các tác phẩm của Larameen chưa bao giờ làm người ta thất vọng.
CORNELIA KONRADS: Nghệ thuật trên đất
Nghệ sĩ người Đức Cornelia Konrads nổi tiếng với những tác phẩm thách thức sự cân bằng của trọng lực. Dưới bàn tay của người nghệ sĩ, tác phẩm được kết hợp từ các chất liệu có trong tự nhiên đã trở nên đa chiều.
Đúng với chuyên ngành của mình, Konrads sáng tạo những tác phẩm điêu khắc lơ lửng. Để có thể giữ được vẻ đẹp tự nhiên, nguyên sơ cho tác phẩm, cô ghép các vật liệu bên ngoài. Điều này cho phép mỗi tác phẩm tương tác với môi trường xung quanh.
RIUSUKE FUKAHORI: Nghệ thuật 3D
Với chuyên môn về kỹ thuật Trompe-l’œil, nghệ sĩ người Nhật Bản Riusuke Fukahori đã sáng tạo rất nhiều tác phẩm 3D chân thật.
Sử dụng duy nhất màu acrylic và nhựa trong, Fukahori đã thành công cho ra đời những tác phẩm vô cùng chân thực. Để có được kiệt tác cá vàng, tác phẩm nổi tiếng nhất sự nghiệp của mình, người nghệ sĩ đã phải vô cùng tỉ mẩn đổ từng lớp nhựa trong vào bể cá. Khi từng lớp nhựa đã khô, ông vẽ từng phẩn của con cá lên đó. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho tới khi bể cá hiện lên hoàn chỉnh.
FELICE VARINI: Ảo ảnh Anamorphic
Nghệ sĩ Thụy sĩ Felice Varini khéo léo và sáng tạo gây xáo trộn môi trường với nghệ thuật Anamorphic của mình. Bức tranh hình học lớn của ông sử dụng không gian kiến trúc phẳng như các bên của tòa nhà, bức tường trơn, và thậm chí cả các con đường trải nhựa, thách thức người xem để xác định vị trí đứng để chiêm ngưỡng tác phẩm hợp nhất với khung cảnh thật.
DANIEL ARSHAM: Nghệ thuật sắp đặt kiến trúc
Với nghệ thuật sắp đặt của mình, nghệ sĩ đương đại Daniel Arsham đã xóa bỏ ranh giới giữa hội họa, kiến trúc, và nghệ thuật trình diễn. Là một họa sĩ tiên tiến, Arsham không ngại thử nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng.
Có thể nói Daniel Arsham nổi tiếng nhất với Snarkitecture, một dự án triển lãm hợp tác giữa anh và kiến trúc sư Alex Mustonen. Snarkitecture tập trung tái truyền tải cái vật dụng, cấu trúc, và chương trình hàng ngày theo một cách mới lạ và sáng tạo. Với lối tiếp cận tập trung vào trải nghiệm, phòng trưng bày sẽ đem lại những trải nghiệm khó quên, ngoài mong đợi cho người tham gia.
Ngoài dự án trên, Arsham còn nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc 3D gợi cảm, đa dạng cả về ý tưởng và chất liệu, là minh chứng cho sự khác biệt và tính linh hoạt của người nghệ sĩ.
BRUCE MUNRO: Nghệ thuật ánh sáng
Arsham là một nghệ sĩ sắp đặp ánh sáng. Ông được biết đến với những tác phẩm sắp đặt quy mô lớn, lấy cảm hứng từ “âm nhạc, văn học, khoa học, và thế giới xung quanh.” Bao gồm tác phẩm đèn trùm, cho tới tác phẩm trên sàn, trên cỏ hay thậm chí là trên mặt nước.
YULIA BRODSKAYA: Nghệ thuật cắt dán
Yulia Brodskaya, nghệ sĩ người Mỹ gốc Nga đã phát triển nghệ thuật cắt dán. Cô đã sáng tạo những tác phẩm phức tạp, rực rỡ sắc màu dựa trên kỹ thuật cắt dán truyền thống.
Mỗi tác phẩm cắt dán 3D dưới những góc độ khác nhau sẽ đưa ra những hình ảnh khác nhau. Góc nhìn và ánh sáng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới cách nhìn nhận tác phẩm. Điều này xuất hiện rõ ràng trong các tác phẩm chân dung của cô.
YOUNG-DEOK SEO: Tác phẩm nghệ thuật từ dây xích xe đạp
Chỉ sử dụng duy nhất dây xích xe đạp, nghệ sĩ Hàn Quốc Young-Deok Seo đã cho ra đời những tác phẩm vô cùng đặc sắc.
Nam nghệ sĩ đến từ thành phố Seoul của Hàn Quốc đã biến hóa dây xích trở thành những tác phẩm 3D xuất sắc. Dưới đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện của Young-Deok Seo, những chiếc dây xích đã được sắp đặt thành khuôn mặt người với những biểu cảm đa dạng. Khi đã được đan kết chặt chẽ, tác phẩm của nam nghệ sĩ người Hàn phản ánh một nghịch lý thâm thúy: bên ngoài đẹp đẽ, bên trong trống rỗng.
YAYOI KUSAMA: Nghệ thuật sắp đặt toàn nhập
Yayoi Kusama được coi là một nữ nghệ sĩ lập dị. Từ khi lên 10, bà đã có hứng thú với những chấm bi polka. Kể từ đó, bà đã bắt đầu nổi tiếng với những tác phẩm sử dụng họa tiết vui nhộn.
Bà được biết đến rộng rãi nhất với các tác phẩm sắp đặt sử dụng nghệ thuật đại chúng. Ngày nay, Yayoi Kusama được coi là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Bà nắm giữ kỷ lục sở hữu tác phẩm đắt thứ 2 được bán ra bởi một nghệ sĩ nữ. Trong buổi đấu giá tại nhà đấu giá Christie’ ở thành phố New York, tác phẩm đó được chốt với mức giá 7.109.000 đô la.