Như những nghệ sĩ này đã đề cập, hình ảnh con người bị mắc kẹt trong những lịch trình của cuộc sống thường nhật gợi lên cảm giác thất vọng và thờ ơ không thể tránh khỏi, họ tìm cách đặt ra những câu hỏi cơ bản về một thực tế sở hữu điều gì đó thiết yếu hơn. Các mô hình động cơ mang tên “Machine with hair caught in it” được lắp ráp nhiều bánh răng quay đại diện cho thực tế, và tóc bị mắc kẹt trong đó đóng vai trò của con người.
“Machine with hair caught in it’, 2015
Đây là một chuyển động lặp đi lặp của các lọn tóc xoắn với những chiếc bánh răng quay theo nhiều hướng khác nhau
“Thực tế ngay lúc này giống như một giấc mơ khó hiểu,” các nghệ sĩ này giải thích. “Thật không may, nó không phải là một trong những giác mơ quái đản mà bạn đã mơ một vài lần và chẳng còn để ý đến nó. Sự hỗn loạn xuất hiện bởi khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế đã không còn bất kỳ ý nghĩa gì của nhân loại.”
“Bằng cách thể hiện nỗi sợ hãi và sự mơ hồ từ việc sống trong một giấc mơ xáo trộn, không thể hiểu được về thực tại, chúng ta đang nỗ lực nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm tra lại một thực tế có những thứ thiết thực hơn,” bộ đôi tiếp tục chia sẻ. “Đặt câu hỏi và tư duy liên tục về những gì cần thiết, chúng tôi hy vọng sẽ xác định được nơi chúng ta đang đứng, tạo cơ hội để khắc phục tình hình hiện tại và hiểu những gì chúng ta cần làm.”
“Machine with hair caught in it’, 2017
Một tác phẩm khác của bộ đôi nghệ sĩ – “Homo capitalicus”, 2016
Trong tác phẩm này, một khối xi măng xoay liên tục như một đầu quay thông qua các chuyển động lồng vào nhau của bánh răng đầy tóc.
“Bird”, 2018
Tác phẩm này quay với các sợi tóc xoắn xung quanh một động cơ có một khối xi măng gắn trên nó – khi những sợi tóc quay nhanh, nó quệt vào khối xi măng, tạo ra tiếng động như tiếng đập cánh của một chú chim.