sach-ky-luat-tu-giac-1

Kỷ luật tự giác – Tiểu Dã

Kỷ luật tự giác” cuốn sách đặc trị căn bệnh lười của giới trẻ. Nếu bạn đã và đang không biết làm gì cho tương lai của mình, bạn là người thường xuyên trì hoãn công việc vậy thì cuốn sách này ra đời đích thị là dành cho bạn. “Kỷ luật tự giác” cuốn sách giúp cho chúng ta thay đổi cách nhìn nhận về việc kỷ luật, rèn luyện bản thân trong công việc và cuộc sống.

  • Top 5 cuốn sách hay về đam mê truyền cảm hứng đến bạn trẻ
  • Top 8 cuốn sách hay về kỹ năng sống bạn trẻ nên đọc

Sách Kỷ luật tự giác

Một vài thông tin về tác giả

Tiểu Dã là một nhà thiết kế, nhà văn tự do.

Từng đích thân trải nghiệm từ lối sống bê tha, lộn xộn đến lối sống nề nếp và quản lý tốt bản thân.

Đề xướng lối sống tích cực, chủ động đối mặt và giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

Cảm nhận về sách

Kỷ luật tự giác cuốn sách sẽ cho chúng ta một lý do thuyết phục nhất cho vấn đề vì sao chúng ta cần phải sống tự giác và làm thế nào để xây dựng được một cuộc sống kỷ luật dựa trên sự tự giác mà không cần phải gượng ép hay khiến cho bạn cảm thấy khó chịu.

“Kỷ luật tự giác” Con người thường không bị đánh gục bởi áp lực từ thế giới bên ngoài, mà bở cảm xúc của chính mình

Nhiều người cho rằng kỷ luật khiến cho họ cảm thấy gò bò, không thoải mái. Thực tế, nếu chúng ta biết kỷ luật bản thân trên tinh thần tự giác nó sẽ giúp bạn có một cuộc sống khoa học hơn và mọi việc trong cuộc sống cũng diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều so với việc vạ đâu làm đấy, không có kế hoạch hay kỷ luật bản thân.

Cuộc sống này là của chúng ta và đương nhất quyền quyết định sống như thế nào là nằm ở mỗi người. Không ít bạn trẻ ngày này vẫn đang lầm tưởng Kỷ luật chính là sống theo khuôn khổ và rất mệt mỏi, tự do mới là điều họ mong muốn. Thế nhưng nếu đi học, đi làm hay ở bất cứ đâu cũng tự do mà không có sự kỷ luật thì bạn sẽ khó mà có cuộc sống khoa học. “Tự do không phải là tùy ý làm điều mình thích mà tự do là tự mình làm chủ.”

Những ham muốn nhất thời sẽ mang lại tác hại lâu dài

Xã hội ngày càng phát triển, đi đôi với nó là nhu cầu của con người cũng ngày một tăng cao. Sự xuất hiện của công nghệ đã chi phối cuộc sống của con người rất nhiều. Những ham muốn nhất thời chỉ đủ đáp ứng chúng ta ngay tại thời điểm đó còn về lâu dài thì rất có thể nó là một chất gây hại. Ai mà chẳng ao ước cuộc sống của mình thoải mái, hạnh phúc mà còn có thể bình yên. Cũng chính vì những lý do như “Tôi thích sống cuộc đời tự do” hay câu biện minh quen thuộc “Sống kỷ luật rất nhàm chán”. Những ham muốn nhất thời sẽ ghì chân chúng ta, lâu ngày bạn sẽ trở thành người lười biếng chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc.

Trước khi tắt báo thức để ngủ nướng thêm bạn hãy nghĩ về tương lai của mình. Hôm nay bạn ngủ nướng thì ai sẽ thay bạn làm việc, ai sẽ thay bạn cố gắng. Làm việc gì cũng phải nghĩ trước, nghĩ sau, đặc biệt nếu cố gắng cho mục tiêu của mình bạn nhất định sẽ được ông trời đền đáp xứng đáng.

“Việc hôm nay, hôm nay làm; buồn ngày mai, ngày mai tính. Tâm thế và thói quen tốt sẽ dẫn dắt những người có năng lượng thần ký ấy trở nên tốt đẹp hơn.”

“Kỷ luật tự giác” Những ham muốn nhất thời sẽ mang lại tác hại lâu dài

Đừng lấy lo do yêu thương bản thân để sống buông thả

Lối sống ăn chơi, hưởng thụ, nuông chiều bản thân ăn uống thả ga, đi chơi thâu đêm suốt sáng không kiểm soát bản thân sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến thất bại. Bạn luôn nghĩ rằng mình còn trẻ, còn sức khỏe và thế là thức khuya triền miền, người khác thức khuya có thể vì tăng ca, vì công việc chưa hoàn thành xong còn bạn thức khuya chỉ vì chưa xem hết bộ phim mình yêu thích, chưa đánh xong ván game. Những thói quen không lành mạnh, những khuôn mặt chán chường khi phải đi làm,… bạn lại nói rằng bản thân mình cố gắng rất nhiều chỉ để có được cuộc sống tự do như hiện tại. Bạn lấy lý do yêu thương bản thân để biện minh cho những hành động lười biếng của bản thân và sống buông thả.

Vì chúng ta còn quá trẻ thế nên bạn cần phải biết trân trọng sức khỏe, đừng để sau này khi bệnh tật ập đến mới bắt đầu hồi hận về những tháng ngày thức đêm triền miên, những giờ ăn uống không khoa học.

Trích dẫn hay trong sách

Càng là người bất tài càng cảm thấy cả thế giới gây khó dễ cho mình. Đừng cho rằng thế giới đang bắt nạt bạn, vì thật ra “cả thế giới” không biết bạn là ai đâu.

Hãy tưởng tượng cuộc sống là một cuốn sách. Mỗi khi mệt nhoài, muốn dừng bước, hãy tự nói với mình, mới được vài chương, còn quá sớm để kết luận nó sẽ kết thúc buồn hay vui, hơn nữa mình hoàn toàn có thể sửa đổi kết cục của câu chuyện này.

Nếu bạn muốn làm một việc gì đó, hãy đi làm nó ngay trong 2 phút tiếp theo, nếu không việc đó rất có thể sẽ bị trì hoãn rất lâu, thậm chí là không còn được làm nữa.

Cuộc sống như một ngôi nhà ba tầng, tầng 1 là cơ thể và ham muốn, tầng 2 là văn hóa và tư tưởng, tầng 3 là tâm linh và mỹ học. Chỉ chú trọng vào cái mã ngoài là không đủ. Chúng ta còn cần chú ý tới việc làm sao để nội tâm xứng với vẻ ngoài xinh đẹp.

Ai cũng ghét bị trói buộc, ai cũng khao khát tự do, nhưng kỷ luật tự giác và tự do không hề mâu thuẫn; trái lại, kỷ luật tự giác có thể giúp bạn đạt tới trạng thái tự do nhanh hơn.

“Kỷ luật tự giác” cuốn sách đặc trị căn bệnh lười của giới trẻ.

Lời kết

Chúng ta mãi sẽ chẳng thể chạm tay đến thành công nếu chỉ làm việc tùy hứng, không nghiêm túc với ước mơ của mình. Kỷ luật tự giác không phải là một cuốn sách đọc cho vui mà nó là bài học đắt giá, những kinh nghiệm sống dành cho tất cả chúng ta. Còn trẻ, còn cố gắng được thì đừng lười biếng, bởi vì hiện tại không chịu cố gắng tương lai bạn sẽ còn khổ cực rất nhiều lần.

Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài review của mình. Hy vọng rằng những chia sẻ của mình có thể giúp ích các bạn trong việc lựa chọn cuốn sách phù hợp với bản thân. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ. Thân!

Review bởi Dương Hạnh

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top