rsz_untitled23_designs_vn

Hướng dẫn sử dụng kính lọc điều chỉnh độ trung tính (kính lọc ND) 16-stop trong nhiếp ảnh phơi sáng lâu

Theo một cách tự nhiên, những kĩ thuật này sẽ thay đổi cách mắt người nhận thức những khung cảnh thực tế trong bức ảnh của bạn. Hơn nữa, việc làm mờ cảnh vật trong bức ảnh của bạn (con người, cỏ cây, sông nước, mây trời…) cũng là một cách hay để cô lập, hướng sự tập trung của người xem vào thành phần cảnh trong bức ảnh mà bạn muốn làm nổi bật. Yếu tố này khiến cho phơi sáng trở thành một công cụ hữu ích cho việc sắp xếp và thiết kế của bạn. Đa số hiệu ứng phơi sáng hiện nay đều chỉ kéo dài trong thời gian ngắn – vỏn vẹn vài giây, vẫn còn đó những ứng dụng sẽ giúp cho bạn có được những bức ảnh với độ phơi sáng cực kì cao – ngay cả vào giữa ban ngày.

Bài hướng dẫn này sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng kính lọc ND 16-stop để thực hiện được việc chụp ảnh phơi sáng trong thời gian dài. Bài viết sẽ gợi ý cho bạn từng bước về những công cụ cần thiết, các bước cơ bản cần biết và một số yếu tố cần cân nhắc để có thể khắc phục những vấn đề kỹ thuật trong quá trình thực hiện. Cuối bài viết cũng sẽ có một danh sách những lời khuyên hữu ích nhằm giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả khi sử dụng kính lọc ND 16-stop.

Tại sao sử dụng 16-stops?

Hiệu ứng phơi sáng, ngay cả khi được thực hiện bằng kính lọc ND 10-stop, cũng vẫn sẽ bị giới hạn trong môi trường ánh sáng kém. Nếu xét tổng thể, điều này cũng sẽ không quá ảnh hưởng đến việc chụp hình của bạn, miễn là tấm hình được chụp vào khung giờ vàng (golden hour) và giờ xanh (blue hour), khi ánh sáng tự nhiên đang ở trạng thái thuận lợi nhất cho việc chụp hình (khoảng thời gian trước khi mặt trời mọc và lặn).

Thế nhưng, với một kính lọc 16 stop, bạn có thể có được hiệu ứng phơi sáng lâu ngay cả trong điều kiện ánh sáng đang ở mức cao nhất. Lấy ví dụ, tốc độ màn trập 1/125 (quy tắc 16 nắng) sẽ tương đương với 8 phút 44 giây độ phơi sáng khi bạn sử dụng bộ lọc 16 stop cho ống kính máy ảnh. Mức độ phơi sáng này sẽ biến nước và mây trở nên mờ ảo, mịn màng như sương khói, cho ra một bức ảnh hết sức hài hòa, đẹp mắt. Đồng thời, bằng việc làm mờ cảnh vật trong ảnh, bạn cũng sẽ giảm thiểu được sự vỡ ảnh và độ tương phản giữa các khung cảnh, khiến cho chúng trở nên bắt mắt hơn.

Những gì bạn cần:

– Một chiếc máy ảnh có chế độ Bulb

– Một chiếc giá hoặc kiềng ba chân đủ chắc để có thể giữ vững cho chiếc máy ảnh của bạn

– Một điều khiển chụp ảnh từ xa

– Một máy đo độ phơi sáng

– Một kính lọc ND 16 stop (Bài hướng dẫn này cũng áp dụng cho kính lọc ND 10 stop). 

 

Các bước thực hiện:

Một khi bạn đã đến được điểm chụp ảnh, việc dựng bối cảnh phơi sáng khá đơn giản, thực chất, các bước hướng dẫn dưới đây vẫn sẽ hiệu quả bất kể bạn đang dùng kính lọc 3 stop hay 16 stop.

Bước 1: Thiết lập máy ảnh của bạn và dựng cảnh.

Ở bước này, những gì bạn cần làm là đảm bảo rằng máy ảnh sẽ không dịch chuyển trong quá trình chụp phơi sáng, vì điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh. Để thực hiện điều này, bạn sẽ cần chuẩn bị kĩ trước khi chụp, bằng việc thiết lập sẵn điều khiển chụp từ xa, lắp đặt kính lọc và thoải mái chụp thử trước khi bắt tay vào việc chính, vì bạn sẽ không làm gì được trong vài phút khi quá trình chụp diễn ra.

Bước 2: Đo và tính toán độ phơi sáng


Ở ví dụ này, tốc độ màn trập 1/160 khi được nhập vào máy đo sẽ cho ra kết quả tương đương với 6 phút 49 giây thời gian phơi sáng, áp dụng với kính lọc ND 16 stop.

Bạn sẽ biết được mức độ phơi sáng nếu như trước đó đã chụp thử vài tấm (chưa lắp kính lọc). Nếu chưa, hãy lấy số đo trên máy ảnh, nhập vào ứng dụng tính toán độ phơi sáng tùy chọn để có được thông số cần thiết cho kính lọc ND 16 stop. Điều này sẽ giúp cho bạn có được những thông số phù hợp để đạt mức phơi sáng hoàn hảo trong bức ảnh của mình.

Hiện đang có rất nhiều những ứng dụng tính toán, đo lường độ phơi sáng trên nền tảng iOS hay Android hoạt động mượt mà, cho ra kết quả chính xác, vì vậy hãy dành thời gian tìm kiếm nhé!

Bước 3: Lấy nét

Hướng ống kính vào nơi bạn muốn chụp và sau đó chỉnh máy ảnh ở chế độ tự động lấy nét. Lưu ý rằng, chế độ tự động lấy nét sẽ không hoạt động với kính lọc 16 stop, do đó, bạn sẽ cần thiết lập máy ảnh ở chế độ lấy nét thủ công để đảm bảo rằng máy ảnh sẽ không lấy nét ở những phân đoạn khó, dẫn đến hiện tượng out nét.

Bước 4: Đổi sang chế độ Bulb

Hãy thiết lập máy ảnh của bạn ở chế độ Bulb để giữ màn trập mở liên tục trong suốt thời gian phơi sáng.

Bước 5: Lắp đặt kính lọc

Với mọi thứ đã sẵn sàng, giờ là lúc bạn có thể lắp kính lọc vào máy ảnh. Nếu máy ảnh của bạn có ống kính dạng slot-in (có khe lắp kính), hãy gắn kính lọc vào các rãnh có sẵn trên thiết bị. Mặt khác, nếu bạn sử dụng ống kính có rãnh vặn (screw-in) như hình, hãy vặn chặt để tránh tình trạng bị lệch kính lọc, làm hỏng tấm hình của bạn.

Bước 6: Nhập số liệu

Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, bạn sẽ cần nhập thời gian phơi sáng lên thiết bị điều khiển từ xa mà mình sử dụng. Trong bài viết này, thiết bị chúng tôi sử dụng là Pulse – được kết nối trực tiếp với điện thoại của bạn. Có rất nhiều các thiết bị khác trên thị trường mà bạn có thể thỏa thích lựa chọn ở mọi phân khúc giá, miễn sao bạn có thể sở hữu được một thiết bị nào đó giúp cho mình không phải đứng yên một chỗ 10 phút nhé!

Bước 7: Chụp ảnh

Với mọi thứ đã sẵn sàng, tất cả những gì bạn cần làm là ngồi xuống và chờ đợi thành quả.

Đơn giản vậy thôi!

Quá trình trên thoạt nhìn qua có vẻ khá phức tạp với nhiều bước thực hiện, nhưng khi bắt tay vào làm thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn bạn nghĩ, điều mấu chốt cần nhớ chỉ là: đảm bảo rằng máy ảnh không di chuyển trong quá trình chụp, chọn lựa những thiết bị phù hợp nhất và tập luyện thật nhiều để trở nên thật nhuần nhuyễn.

Một số vấn đề thường gặp:

Sau khi đã biết cách chụp phơi sáng lâu với kính lọc ND 16 stop, bạn cũng nên lưu ý về một số những vấn đề thường gặp dưới đây:

1. Noise (Nhiễu ảnh)

Một thực tế đáng buồn rằng khi thực hiện chụp phơi sáng lâu với máy ảnh kĩ thuật số, bức ảnh của bạn sẽ gặp phải hiện tượng nhiễu ảnh, thời gian phơi sáng càng lâu, độ nhiễu ảnh càng cao. Sử dụng ISO cao để có được thời gian phơi sáng ngắn cũng vẫn sẽ khiến cho ảnh bị nhiễu.

Để hạn chế vấn đề này đến mức tối đa, hãy tránh chụp phơi sáng trong thời gian dài quá mức cần thiết. Trong trường hợp máy ảnh của bạn có chế độ Long exposure noise reduction (giảm độ nhiễu trong lúc chụp phơi sáng) hoặc tương tự thì hãy nhớ sử dụng nhé. Điều này cũng sẽ giúp cho bạn làm quen với việc sử dụng các tính năng hạn chế độ nhiễu ảnh trong Photoshop hay Lightroom, hoặc bất kì phần mềm thứ ba nào khác.

2. Hot Pixel

Hot Pixel là một hiện tượng khó chịu thường gặp trong chụp phơi sáng, mặc dù trên thực tế không có cách nào để thực sự ngăn điều này xảy ra, bạn vẫn nên biết đến sự tồn tại của Hot Pixel để có thể khắc phục điều này. Hot pixel xuất hiện trên bức ảnh khi cảm biến (sensor) của máy ảnh quá nóng do quá trình phơi sáng lâu.

Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể sử dụng những tính năng trong Photoshop như Heal, Patch hay Clone hoặc sử dụng phương án tối ưu hơn cả, đó là bật chế độ Long exposure noise reduction của máy (mặc dù điều này sẽ nhân đôi thời gian chụp phơi sáng).

3. Light leak (rỉ sáng)

Hiện tượng rỉ sáng là một vấn đề thường gặp do thời gian chụp phơi sáng quá lâu. Điều này xảy ra khi ánh sáng có thể len lỏi qua các lỗ hoặc khe hở trên ống kính máy ảnh, bộ lọc hay kính ngắm, khiến cho cảm biến máy ảnh bị dính phải ảnh sáng thừa.

Để phòng tránh hiện tượng này xảy ra, bạn có thể tìm mua những dụng cụ chuyên dụng giúp ngăn ngừa vấn đề này. Nếu ánh sáng bị rỉ qua ống kính, một giải pháp kinh tế bạn có thể nghĩ tới là cuốn quanh ống kính một vật nào đó để ngăn ánh sáng xuyên qua. Nếu ánh sáng bị rỉ qua kính ngắm, bạn có thể sử dụng miếng cao su trên dây đeo máy ảnh, kết hợp với hộp đựng máy ảnh làm tấm chắn cho ánh sáng khỏi lọt qua kính ngắm nhé!

Một giải pháp nữa cho bạn là hãy chọn bố cục chụp rộng hơn dự tính ban đầu để có thể lược bỏ phần bị rỉ sáng bằng phần mềm. Tuy nhiên, đây chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ trong trường hợp bạn không tìm được cách nào khác.

4. Ánh sáng thay đổi theo thời gian

Khi chụp phơi sáng vào ban ngày, ánh sáng trong bức ảnh của bạn sẽ rất đồng đều. Thế nhưng, vào những khung giờ muộn hơn như chiều tối, mức độ ánh sáng tự nhiên có thể thay đổi rất nhanh chóng.

Giả sử, nếu như bạn thực hiện chụp phơi sáng vào buổi chiều tà, khoảng mặt trời lặn trong 30 phút, gần như chắc chắn rằng cường độ ánh sáng tự nhiên sẽ giảm dần vào khoảng thời gian đó, dẫn đến việc bức ảnh của bạn sẽ bị “chụp non” nếu như không điều chỉnh lại thời gian phơi sáng. Trong những khung giờ này, thời gian phơi sáng thực tế thường lâu hơn so với những thông số hiển thị trên máy đo. Do đó, nếu như bạn nghĩ rằng ánh sáng sẽ thay đổi trong lúc chụp, hãy đặt thời gian phơi sáng lâu hơn so với tính toán trên máy nhé. Tuy nhiên, điều này đa phần dựa trên việc dự đoán, cảm nhận và kinh nghiệm chụp ảnh, đòi hỏi người chụp trước đó cần được luyện tập nhiều lần.

Ở ví dụ như trên, bức ảnh đã bị “chụp non”, mặc dù được chụp đúng với thời gian chụp phơi sáng tính toán bởi ứng dụng đo. Điều này xảy ra do trời tối khá nhanh trong quá trình chụp.

5. Kích cỡ kính lọc

Nếu như chọn sử dụng loại kính lọc loại vặn (screw-in), bạn sẽ bị giới hạn kha khá về số lượng loại ống kính tương thích. Trong trường hợp của mình, kính lọc của tôi chỉ vừa với lens góc rộng 16 – 35mm mà không phải bất kì lens nào khác. Do đó, sẽ rất khó để thay đổi lens nếu như bạn chỉ sử dụng 1 loại kính lọc. Vòng chuyển step-down ring cũng là một phương án, song nếu như bạn muốn sử dụng 1 chiếc kính lọc trên mọi loại lens, thì tốt nhất nên sử dụng kính lọc có khe lắp sẵn (slot-in).

 

6. Các thiết bị từ xa

Như đã nói ở trên, có rất nhiều thiết bị giúp bạn có thể chụp ảnh mà không cần phải chạm vào máy. Dù vậy, tốt nhất là hãy chọn loại remote có thể tự động duy trì trạng thái chụp mà không cần bạn phải dùng tay để ấn giữ, bởi 10 phút không phải là khoảng thời gian ngắn và bạn có thể bị tuột tay bất cứ lúc nào, dẫn đến việc làm hỏng bức ảnh của mình.

Mẹo:

Sau đây là một số mẹo để giúp bạn tận dụng các kĩ thuật một cách tối đa.

ISO

Thời gian chụp phơi sáng đã được giảm đáng kể (75%) khi tăng ISO từ 100 lên 400

Nếu như bạn không muốn chờ quá lâu cho một tấm ảnh, hãy tăng ISO lên thêm 1 stop. Điều này sẽ khiến cho bức ảnh hơi nhiễu một chút, nhưng miễn là ISO không vượt quá 800 và thời gian phơi sáng không quá 10 phút, độ nhiễu sẽ không quá đáng kể.

Ánh sáng

Đây không phải là quy tắc, nhưng tôi nhận thấy rằng kỹ thuật này dùng khá ổn cho các đối tượng trong ánh sáng trực tiếp, vì độ tương phản được tạo ra sẽ giúp bức ảnh rất hài hòa. Trong môi trường u ám, độ phẳng của ánh sáng được làm nổi bật khiến cho bức ảnh hiện lên sẽ không được như ý.

Vật chuyển động

Trên thực tế lúc chụp, đã có rất nhiều thuyền bè trên con sông này, nhưng thời gian phơi sáng gần 10 phút đã cho ra sản phẩm hoàn toàn không có sự xuất hiện của chúng.

Thời gian phơi sáng càng lâu đồng nghĩa với việc càng ít vật chuyển động sẽ xuất hiện trong bức hình của bạn, dù là tàu thuyền trên sông, xe cộ, người đi lại trên lòng đường, tất cả sẽ biến mất một khi bạn chụp xong. Nếu như bạn thực hiện chụp ở một nơi đông người qua lại, hãy cố gắng kéo dài thời gian phơi sáng hết sức có thể để đảm bảo rằng tất cả những yếu tố ngoài dự tính sẽ không xuất hiện trong bức ảnh.

Hãy cẩn thận trong việc sắp đặt bối cảnh

Nhìn chung, việc dựng bối cảnh là hết sức quan trọng và cần được chú ý trước khi bạn quyết định bắt tay vào chụp. Trong nhiếp ảnh, yếu tố “chậm mà chắc” nên được đặt lên hàng đầu, người chụp luôn cần cẩn trọng, từ tốn trong thao tác, bởi bất kì sai sót nào khi xảy ra, dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng thể, và sẽ tốn không ít thời gian để sửa chữa. Để tránh việc đó, hãy dành thời gian kiểm tra và đảm bảo tất cả các yếu tố trong quá trình dựng cảnh ở trạng thái hoàn hảo nhất.

Tận dụng thời gian

Trong lúc máy ảnh làm việc, bạn sẽ có kha khá thời gian rảnh rỗi. Thế nhưng, đừng ngồi không, mà hãy tận dụng khoảng thời gian này để phân tích cảnh chụp bằng chính đôi mắt của mình. Dành thời gian suy nghĩ thật kĩ về những bối cảnh tiềm năng ở quanh khu vực chụp.

Để ý cảnh vật xung quanh

Một điều đáng lưu ý nữa dành cho bạn trong khoảng thời gian trống, đó chính là để mắt đến cảnh vật xung quanh khu vực máy ảnh. Trong thời gian phơi sáng ngắn từ 2 – 3 phút, những yếu tố như thủy triều dâng cao làm ngập giá đỡ máy. Thế nhưng, với thời gian phơi sáng dài từ 10 phút đến thậm chí hàng giờ, những yếu tố thiên nhiên làm ảnh hưởng đến máy ảnh sẽ rất dễ xảy ra.

Nói một cách đơn giản, hay để mắt đến mọi thứ xung quanh để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như máy ảnh.

Sản phẩm cuối

Cuối cùng, đây là một số bức ảnh chụp được với kính lọc ND 16-stop.

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top