jack-anstey-htubbdndxpq-unsplash

“Dòng chảy” – Trạng thái cực đỉnh của mọi hành động

“Cái mềm yếu nhất trong thiên hạ chế ngự được cái cực nhất trong thiên hạ. Cái không có lại xâm nhập được vào chốn khốn cùng.” – Lão Tử

Trong triết lý của Lão Tử có định nghĩa về “dòng chảy” cùng với Vô vi (không làm). Theo nghĩa ứng dụng, chúng ta có thể mô tả vô vi như một trạng thái của dòng chảy, tương tự như “vùng” (“the zone”) khi đề cập đến những vận động viên. Khi người vận động viên rơi vào “vùng”, họ hoạt động không cần gắng gượng, họ di chuyển trong không gian và thời gian tưởng như không tốn chút công sức. Trong trạng thái ở trong dòng chảy đó, bên trong họ không tồn tại dù chỉ một chút sự cực đoan, không nỗi lo toan, không sự trầm tư. Tất cả mọi thứ như cuốn theo dòng chảy tự nhiên.

Vậy dòng chảy là gì? 

Dòng chảy là một chuỗi tất cả các hành động diễn ra tự nhiên và xuyên suốt, không chịu tác động bởi ham muốn, những vấn đề của quá khứ, và sự kỳ vọng của tương lai. Cơ bản của dòng chảy cũng tương tự thuyết Amor Fati của triết học phương Tây. Dòng chảy có thể được diễn đạt như:

  • Không hành động (Non-action)
  • Hành động không nỗ lực (Effortless action)
  • Hành động của cái không hành động (Action of non-action)

Tuy nhiên tư tưởng về việc không hành động đi ngược lại với niềm tin phương Tây thời hiện đại về việc cưỡng ép, làm việc chăm chỉ hơn để đạt được mục tiêu to lớn. Chúng ta được khuyến khích để trở nên tham vọng, để giành lấy sự kiểm soát trong nỗ lực. Trong khi đó, rất nhiều người thích nghi với lối sống đó với những tâm bệnh về rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm. Chúng ta coi thường tính thụ động, và thường nhầm lẫn nó với sự lười biếng, nhưng thật ra hai điều này lại khác nhau.

Khi chúng ta quan sát trong tự nhiên, ta sẽ thấy việc “không làm gì” trở nên có ý nghĩa hơn so với ta nghĩ. Kết quả không hề tương đương với số năng lượng chúng ta bỏ vào, kết quả sinh ra từ chuỗi nhưng hành động, và được tạo thành nhờ mức tần số của người làm phát ra. Điều đáng lưu ý ở đây là trong số tất cả những hành động ta cần phải làm, rất nhiều hành động diễn ra tự nhiên, không cần quá nhiều sự can thiệp để có thể đi đúng hướng. 

Lão Tử từng ví von cuộc đời như một dòng sông, ta có thể lựa chọn thả trôi bản thân xuôi theo dòng hoặc bơi ngược dòng, bám víu vào một cành cây nào đó. Nếu bạn ngẫm nghĩ và suy xét đủ lâu, cả tôi và bạn trong đa số thời gian vừa qua đều chọn bơi ngược dòng, mà không hề nhận ra điều đó. Tâm trí bạn tin rằng bạn có thể và nên kiểm soát môi trường xung quanh để tồn tại.

Đây là một xu hướng coi mình là trọng tâm của cái tôi (ego), bởi phần lớn những quá trình diễn ra bên trong cũng như bên ngoài chúng ta, không thuộc tầm kiểm soát của chúng ta.

Vậy nếu lựa chọn xuôi theo dòng chảy, ta sẽ có được gì?

Khi xuôi theo dòng chảy, tức là chúng ta căn chỉnh sự tồn tại của mình với quy luật tự nhiên, đây là con đường ít ma sát và lực cản nhất, cho tự nhiên một cơ hội để tự mở lối. Như vậy, cách thức của Lão Tử chính là vượt qua dòng sông mà không cố gắng kiểm soát nó.

Một trong hình tượng lý tưởng về dòng chảy chính là nước. Nước không có hình thù, tuyệt đối uyển chuyển, không phản khángg, dễ thích nghi và vô cùng hiền hoà. Cái thiện tuyệt đối giống như nước, có lợi cho vạn vật khi chảy qua nhưng lại chẳng tranh giành. Nước có thể mềm mại, nhưng nó chiến thắng cái cứng, minh chứng bằng sự sói mòn của đá được miêu tả trong câu nói “Nước chảy đá mòn.”

“Làm trống tâm trí, trở nên vô định. Vô dạng, như nước. Nếu bạn bỏ nước vào một cái ly, nó trở thành cái ly. Bạn bỏ nước vào một cái bình, nó trở thành cái bình. Bạn bỏ nước vào ấm trà, nó trở thành ấm trà. Và nước có thể chảy hay nó cũng có thể dập. Hãy như nước, bạn tôi.” – Lý Tiểu Long

Ứng dụng thực tiễn và kết luận

Khi rơi vào trạng thái của dòng chảy, bạn quên đi kết quả, áp lực, những nỗi lo lắng về tương lai hay sai lầm trong quá khứ, và ngay thời điểm bạn buông bỏ tất cả lại chính là lúc bạn có tất cả. Cái tất cả ở đây chỉ có bạn và việc bạn đang làm, dù là nhân viên kế toán với bản excel tài chính, một nghệ sĩ với bản nhạc, một vận động viên với trận đấu, một nhiếp ảnh gia với khung cảnh, một đầu bếp với món ăn hay một học sinh với vô số bài tập được giao.

Và cách duy nhất để đạt được trạng thái này chính là buông bỏ, nghĩa là dừng việc bơi ngược dòng, dừng lại việc cố bám vào những cái cây, thả quá khứ đi, không trông đợi quá nhiều vào tương lai, sống ở hiện tại và cứ sống thôi, đừng do dự…

Tác giả: Cristian
Biên tập: SUYNGAM.VN

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top