62174006_2389532527947090_5552955619201253376_o

Các nhà vật lý lượng tử nói gì về chủ nghĩa duy vật (Materialism)

*Bài dịch đã được đăng trong tạp chí Aloha Volume 12. Đăng ký membership để đọc tạp chí tại http://

  1. “Ý thức (consciousness) không thể diễn giải được trong những thuật ngữ vật lý. Bởi ý thức là nền tảng tuyệt đối. Nó không thể được diễn giải trong thuật ngữ của bất cứ thứ gì.” – Erwin Schrödinger (nhà vật lý người Áo với những đóng góp nền tảng cho lý thuyết cơ học lượng tử, đặc biệt là cơ học sóng), “General Scientific and Popular Papers,” in Collected Papers, Vol. 4. Vienna: Austrian Academy of Sciences. Friedr. Vieweg & Sohn, Braunschweig/Wiesbaden. p. 334
  2. “Bản thể học (ontology) của chủ nghĩa duy vật dựa trên ảo tưởng rằng sự tồn tại, hiện thực trực tiếp của thế giới xung quanh ta, có thể được ngoại suy vào hạng tầng nguyên tử. Tuy nhiên, việc ngoại suy này là bất khả thi… Nguyên tử không phải là vật (things).”
  3. “Khuôn khổ (ngôn ngữ) này quá chật hẹp và cứng nhắc, thật khó để tìm thấy một nơi có thể diễn tả được—chẳng hạn như khái niệm về tâm trí, về linh hồn và về sự sống—trong phạm vi những khái niệm ngôn ngữ của chúng ta. Tâm trí chỉ có thể được giới thiệu vào cái nhìn chung kiểu như một tấm gương của thế giới vật chất.” – Werner Heisenberg, Vật lý và triết học
  4. “Như Heisenberg đã giải thích, các nhà vật lý từ lâu đã không còn nghĩ rằng nguyên tử là những vật thể (things). Chúng tồn tại giống như những tiềm năng, khả năng hơn là những vật thể hay facts. Thế nhưng, Chủ nghĩa duy vật vẫn cố chấp.” – Mark Vernon, “Đã đến lúc khoa học rời bỏ Chủ nghĩa duy vật” | The Guardian
  5. “Là một người đã dành cả đời để nghiên cứu về vật chất bằng phương pháp khoa học tỉnh táo nhất có thể, tôi có thể nói cho bạn biết kết quả nghiên cứu của tôi về nguyên tử rằng là: Chẳng có thứ vật chất nào cả. Tất cả vật chất có được nguồn gốc và tồn tại đều nhờ vào một lực mang đến sự rung động của các hạt trong một nguyên tử, và giữ chúng lại với nhau như hệ Mặt Trời. Chúng ta phải nhìn nhận rằng đằng sau nguồn lực này tồn tại một Tâm Trí có ý thức và thông minh. Tâm Trí này là ma trận của tất cả vật chất.” — Max Planck, Das Wesen der Materie, 1944
  6. “Khi thuyết lượng tử xuất hiện, nó đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn của chúng ta về vật chất. Giả định cũ cho rằng thế giới nguyên tử tí hon, chỉ đơn giản là một phiên bản thu nhỏ của thế giới này, phải bị bác bỏ. Cỗ máy tất định của Newton đã được thay thế bằng sự liên kết có tính nghịch lý và mơ hồ của hạt và sóng, bị quản lý bởi những quy luật của xác suất hơn là sự cứng nhắc của những quy luật nhân quả (causality). Có một phần mở rộng của thuyết lượng tử vượt lên trên cả vấn đề này; nó vẽ ra một bức tranh trong đó vật chất cứng-rắn tan biến, và được thay thế bởi những kích thích (excitations) và rung động kỳ lạ của trường năng lượng vô hình. Vật lý lượng tử làm suy yếu chủ nghĩa duy vật vì nó tiết lộ rằng vật chất có ít “thực chất” hơn chúng ta có thể tưởng. Thậm chí có một tiến triển còn đi xa hơn nữa bằng cách đã đánh sập được hình ảnh của Newton xem vật chất như những cục đá bất động. Đó chính là Thuyết Hỗn loạn (Chaos theory), đã nhận được rất nhiều sự chú ý gần đây.” – Tiến sĩ Paul Davies & John Gribbin, The Matter Myth (TD: Huyền thoại Vật chất), Chương 1
  7. [Eugene Wigner, một nhà Vật lý đoạt giải Nobel, đã tuyên bố rằng chủ nghĩa duy vật (materialism) – ít nhất khi nói về tâm trí con người – thì không “nhất quán về mặt logic với cơ học lượng tử hiện tại.” Và dựa trên nền tảng của cơ học lượng tử, Sir Rudolf Peierls, một nhà Vật lý học vĩ đại khác ở thế kỷ 20, nói rằng: “Tiền đề cho rằng bạn có thể diễn tả tất cả chức năng của loài người bao gồm cả kiến thức và ý thức (của anh ta), … chỉ bằng những thuật ngữ vật lý, là không vững. Nó vẫn thiếu vắng một cái gì đó.”] – Tiến sĩ Stephen M. Barr
  8. “Mặt khác, nếu chúng ta tiếp thu những quan điểm truyền thống hơn của cơ học lượng tử từ thời của von Neumann, Wigner và Peierls, theo logic chúng ta đều có thể đi đến kết luận rằng không phải tất cả đều là sự chuyển động của vật chất, và có một điều gì đó về tâm trí của con người khiến nó vượt trên cả vật chất và những quy luật của nó.” – Tiến sĩ Stephen M. Barr
  9. “Cái chết của tất định luận (determinism) không chỉ là kết luật sâu sắc rút ra được từ bản chất có tính xác suất của thuyết lượng tử. Một kết luận còn sâu sắc hơn một số người đã rút ra bảo rằng chủ nghĩa duy vật, như đã được áp dụng lên tâm trí con người, là sai.” – Tiến sĩ Stephen M. Barr
  10. “Khi chỉ có những cấu trúc và cơ chế vật chất vật lý hoạt động, không cần biết phức tạp như thế nào, hành vi của chúng được mô tả bởi những phương trình mà chỉ cho ra xác suất. Và khi có một tâm trí dính líu vào có thể đưa ra nhận định về sự kiện, dẫn tới nhận biết, lúc đó mới có sự chắc chắn (Xem video “Thí nghiệm hai khe hở” (SUYNGAM.VN Vietsub). Do đó, một tâm trí, không thể chỉ là một cấu trúc hay cơ chế vật lý hoàn toàn có thể được diễn tả bởi các phương trình vật lý.” – Tiến sĩ Stephen M. Barr
  11. “Cũng như hầu hết học sinh trong hơn 100 năm qua, tôi bị sốc bởi cơ học lượng tử, vật lý học về thế giới hiển vi. Thay vì một cái nhìn rõ ràng về những hạt vật chất bé li ti, giải thích những thứ to lớn xung quang ta, vật lý lượng tử cho chúng ta một phép tính toán cực mạnh song dường như nghịch lý. Với sự nhấn mạnh của nó lên những làn sóng xác suất, những bất định quan trọng và những người thí nghiệm “đụng chạm” vào thực tại họ đang muốn đo đạc, cơ học lượng tử cho thấy rằng việc hình dung ra thứ tạo thành thế giới là những hạt vật chất truyền thống (hay giống như những quả bóng bi-da tí hon) là không thể được.” – Tiến sĩ Adam Frank, “Minding matter” | Aeon
  12. “Có nhiều thứ cần phải được làm rõ, nếu một người muốn áp dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật vào một khái niệm tinh tế và sâu sắc như ý thức. Càng nhìn gần hơn, bạn càng thấy rằng quan điểm của những người duy vật không phải là bến cảng an toàn hay sự tỉnh táo siêu hình mà nhiều người mong muốn.” – Tiến sĩ Adam Frank, “Minding matter” | Aeon
  13. “Khi chúng ta cố gắng vật lộn tìm hiểu nhiều hơn về sự huyền bí sâu thẳm của tâm trí, có nghĩa là sự kì lạ của việc là một chủ thể đang trải nghiệm; nền móng của chủ nghĩa duy vật trở nên rất lung lay. Trong lĩnh vực này, chẳng có cách nào tránh né được những phức tạp có tính khoa học và triết học đi kèm với cơ học lượng tử.” – Tiến sĩ Adam Frank, “Minding matter” | Aeon

Biên soạn: Prana
Biên dịch: SLim
Hiệu đính: Prana
English version

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top