nandha-kumar-pj-jtrrhlw8mjc-unsplash

Con đường Tình yêu & Sùng kính (Devotion) trong tâm linh

Trong tâm linh con đường Tình yêu Sùng kính là con đường phổ biến nhất, nó giúp rất nhiều người trong giai đoạn đầu tẩy rửa nghiệp, nhưng lại rất ít có chỉ dẫn cho giai đoạn sau tìm đến sự hợp nhất với linh hồn vì thế dường như nó còn là điều bí ẩn đối với nhiều người.

Trước tiên, cần hiểu Devotion là gì. Nó là một cảm giác bạn cảm thấy mình bị hút vào một khách thể nào đó đến mức tan rã dần sự tồn tại, đồng nghĩa với bản ngã bốc hơi và không còn bị khóa trong vật chất nữa. Khách thể đó có thể là bất cứ thứ gì: người yêu, người thầy, một vật hay cây cối, động vật, hay hình ảnh của Chúa Trời… Mọi thứ đều là hiện thể của Thượng Đế vì vậy khách thể chỉ là yếu tố để kích thích bạn rơi vào trạng thái cái tôi cá nhân biến mất chứ thực ra khả năng đó có sẵn trong bạn rồi. Và trạng thái này là điều kiện cần để có những biến động hóa học trong cơ thể kích lên những khả năng nào đó mà người ta hay gọi là ân sủng (grace), đưa cuộc sống vào chiều sâu mới.

Devotion thực ra rất tự nhiên, bạn tin vào tâm linh, bạn tin vào Thần Phật ấy là bạn bắt đầu đi vào Devotion, hay thậm chí bạn yêu ai đó bạn thấy bay bổng đời thật đẹp đó cũng là devotion. Nhưng vì bản ngã có đấy nên cái Devotion manh nha đó chỉ để cho bạn nếm chút mùi cực lạc thôi, rồi nó sẽ biến đi rất nhanh. Niềm tin của bạn bị phủ những nghi ngờ khi khó khăn ập tới, tình yêu của bạn bị lụi tàn bởi bạn khoác cho nó những điều kiện không được đáp ứng. Và rồi cái Tin Yêu đó cũng có thể bị biến dạng đi để phục vụ bản ngã. Bạn Tin là để được phù hộ, được lên thiên đàng, bạn yêu vì điều đó mang lại cho mình cuộc sống dễ chịu hơn. Chỉ khi nào vượt lên để dù có đau khổ, thất vọng, bị vùi dập bao nhiêu vẫn tin, vẫn yêu vô điều kiện thì mọi điều kỳ diệu mới bắt đầu diễn ra và hành trình tâm linh mới thực sự bắt đầu.

Devotion là con đường cảm xúc nó hơi trái ngược với con đường meditation là con đường của thiền định. Nếu như Meditation rút hết giác quan khỏi cuộc sống để tâm thật tĩnh và quan sát thì Devotion nhúng toàn bộ giác quan vào cuộc sống trong trạng thái yêu vô điều kiện. Meditation im lặng, còn Devotion sẽ để cơ thể chuyển động tự do trong những vũ điệu cực lạc. Meditation không ham muốn, còn Devotion thì mãn nguyện vì hoàn toàn thỏa mãn. Meditation tỉnh táo quan sát, còn Devotion thì say đến mất lý trí. Khi hai con đường này gặp nhau thì những thiền nhân bắt đầu biết yêu cuộc sống, điều họ gọi là từ bi, còn những kẻ say yêu bỗng dưng cảm thấy nhận biết khi nhận được ân sủng kích hoạt phần trí tuệ tương ứng trong bộ óc.

Devotion tuy rất tự nhiên, rất dễ nhưng lại bị bản ngã kiềm chế làm nó không phát triển được vì nó có thể biến các hành động devotion thành kẻ phục vụ bản ngã. Nói chung những người có bản ngã yếu do khổ sở, thấp kém trong xã hội, hoặc tuổi già gần cái chết không còn nhiều thứ để bám chấp thì càng dễ thành tựu với devotion. Phụ nữ sống cảm xúc nên rất khó tỉnh trí quan sát qua thiền vì vậy phần lớn họ đều theo đường devotion tin vào ai đó, yêu ai đó chứ không mấy ai đạt thành tựu trong thiền thực sự. Những người có tâm hồn thơ trẻ cũng có lối tắt riêng trong hướng này.

Devotion, còn có nghĩa là phụng sự, một dấu hiệu cho thấy bạn đang đi đúng hướng là bạn phụng sự cuộc sống, hướng đến điều tốt đẹp mà không màng đến kết quả, chăm bón cái cây devotion đến lúc nó đâm hoa kết trái sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc và hoàn toàn thoải mái với sự phụng sự này. Đỉnh điểm là việc cảm thấy mình hoàn toàn thỏa mãn không còn ham muốn và bắt đầu hòa cũng nhịp chuyển động của vũ trụ, của Thượng Đế.

Trong Yoga, Devotion là nhánh Bhakti yoga, Thiên Chúa giáo hoàn toàn dựa trên devotion. Phật giáo có nhánh Tịnh Độ chỉ niệm Phật chú tâm sùng kính thực ra cũng là Devotion, tất cả những hành động bố thí, cúng dường, sống tiết chế thực chất đều là phụng sự.

Tác giả: Mùa Xuân Nhỏ
Biên tập: SUYNGAM.VN

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top