rsz_graffiti_9_designs_vn

10 khoảnh khắc quan trọng của nghệ thuật Graffiti

Mặc dù từng bị coi là phá hoạt của công, trong hơn 40 năm qua, tranh tường graffiti đã dần khẳng định được giá trị cùng vị thế của mình. Từ cái nôi là thành phố New York, graffiti đã lan rộng trên phạm vi thế giới, xâm nhập vào nghệ thuật đương đại.

graffiti-1
Photo: Rawpixel.com / Shutterstock

Sau đây, chúng ta hãy cùng nhìn lại 10 khoảnh khắc mang tính lịch sử đối với sự phát triển của tranh tường graffiti.

Các bức tranh tường bên trong hang động từ thời tiền sử chứng minh rằng tranh tường đã xuất hiện từ sớm

Vào năm 1940, một nhóm các bạn trẻ người Pháp đã phát hiện một số tác phẩm tranh tường tại hang động Lascaux, nằm ở Tây Nam nước Pháp với chủ đề động vật, con người, và những hình vẽ trừu tượng. Các hình vẽ này đều đã có thập niên khoảng 17,000 năm TCN, là minh chứng cho nhu cầu sáng tạo nghệ thuật tại các địa điểm công cộng của giới nghệ sĩ. Không dừng lại ở đó, tác phẩm tranh tường tại Pompeii, thành bang cổ của La Mã (năm 78 TCN) có khắc dòng chữ “Gaius Pumidius Diphilus đã từng ở đây”.

graffiti-2
Photo: Wikipedia
Tác phẩm tranh tường xuất hiện trên nhật báo nổi tiếng The New York Times

Năm 1971, the New York Times đã có một bài viết về họa sĩ graffiti mang tên TAKI 183, khi ấy mới 18 tuổi. Bài báo đã tạo ra một cú hích lớn. Lần đầu tiên, tranh tường graffiti được được đưa vào bàn luận, và nghệ sĩ graffiti cũng nhận được nhiều sự chú ý hơn của công chúng. Bài báo cũng đã thu hút nhiều nghệ sĩ đến với bộ môn nghệ thuật graffiti, là bàn đạp cho sự phát triển về sau của graffiti trên phạm vi thế giới.

graffiti-3
Photo: TAKI 183
Cuộc gặp gỡ giữa Martha Cooper và Dondi

Huyền thoại Graffiti kiêm nhiếp ảnh gia đường phố Martha Cooper lần đầu gia nhập bộ môn nghệ thuật graffiti tại thành phố New York vào thập niên 70. Bắt gặp Edwin đang viết trên tường, Martha Cooper tiến tới hỏi chuyện. Mối quan hệ của hai người bắt đầu từ đó. Có thể nói, Dondi là một trong những gương mặt xuất sắc của graffiti đương thời. Ông cho phép Cooper bước chân vào thế giới nghệ thuật của mình, một điều mà chưa từng có trước đây, cho phép nhiếp ảnh gia đi theo và chụp lại những khoảnh khắc sáng tạo của mình. Về sau, những tấm ảnh này cùng với những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Henry Chalfant đã được ra mắt trong cuốn sách Subway Art, cuốn tư liệu về nghệ thuật graffiti.

graffiti-4
Photo: Martha Cooper
Phim tài liệu Style Wars

Vào năm 1983, đạo diễn Tony Silver kết hợp với nhiếp ảnh gia Henry Chalfant thực hiện một bộ phim tài liệu mang tên Style Wars nhằm truyền bá bộ môn hip hop và graffiti tới đông đảo khán giả hơn. Bộ phim được ra mắt lần đầu trên kênh PBS. Style Wars không chỉ xoay quanh các nghệ sĩ mà còn hướng ống kính máy quay tới các chính trị gia, bộ máy tư pháp. Nó mở ra một cuộc tranh luận về việc sáng tạo nghệ thuật ở địa điểm công công và hành vi phá hoại của công. Năm 2009, A.O. Scott có lời nhận xét về bộ phim trên nhật báo New York Times, “Bản thân Style Wars là một tác phẩm nghệ thuật, bởi nó không chỉ thu nhận các khoảnh khắc sáng tạo cùng thành quả của người nghệ sĩ mà còn nắm bắt cái hồn của nó, để từ đó truyền tải giá trị tác phẩm tới nhiều thập kỷ sau.”

graffiti-6
Bên trái: Đạo diễn Tony Silver và nam nghệ sĩ Seen (năm 1982). Bên phải: Poster phim Style Wars. (Ảnh: Night Flight)
Sự xuất hiện của Basquiat

Nghệ sĩ người Mỹ gốc Haiti và Puerto Rico, Jean-Michel Basquiat đã chứng minh rằng graffiti hoàn toàn có thể gia nhập nghệ thuật phổ thông. Basquiat lần đầu được biết đến vào thập niên 70 với dự án SAMO, trải dài tại Lower Manhattan. Vào năm 1978, nhật báo The Village Voice có một bài viết về SAMO, tuy nhiên, một năm sau đó, dự án kết thúc. Và để đặt dấu chấm hết cho SAMO, cặp đôi viết SAMO IS DEAD (SAMO đã chết) trên khắp vùng ven tây Manhattan.

Cũng ở thời điểm đó, Basquiat đã gây được tiếng vang nhất định trong giới họa sĩ chuyên nghiệp, tới đầu thập niên 80, Basquiat đã gặt hái nhiều thành công với cương vị là một họa sĩ solo. Ngoài ra, Basquiat còn kết hợp với David Bowie và Andy Warhol để tiến hành buổi triển lãm tại bảo tàng huyền thoại Gagosian. Những thành tựu mà Basquiat đã đạt được là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nghệ thuật graffiti ở giai đoạn về sau.

graffiti-6
Bên trái: Basquiat vào năm 1981 (Ảnh: Rex Features) / Bên phải: Andy Warhol và Basquiat vào năm 1985. (Ảnh: Michael Halsband)
Keith Haring và cửa hiệu Pop Shop

Keith Haring là một nghệ sĩ graffiti và nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông được biết đến lần đầu qua loạt tác phẩm tại nhà ga của thành phố New York, Mỹ. Kể từ năm 1984, Haring tiếp tục gây dựng được danh tiếng trên phạm vi thế giới, ông nhận được nhiều yêu cầu đặt hàng trên khắp thế giới. Vào năm 1986, Keith Haring đã mở một cửa hàng bán lẻ mang tên Pop Shop, bày bán các sản phẩm đa dạng từ áo phông, đồ chơi, áp phích, cho tới các món đồ văn phòng phẩm được thiết kế theo phong cách đặc trưng của người nghệ sĩ. Pop Shop đã khẳng định giá trị thương mại của nghệ thuật graffiti.

graffiti-7
Ảnh: The Keith Haring Foundation
Tấm áp phích mang tên ‘Hope’ của Shepard Fairey đã trở thành biểu tượng cho chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008

Ban đầu, ‘Hope’ được thực hiện chỉ với mục đích ủng hộ tổng thống Obama- mà lúc bấy giờ là thượng nghị sĩ trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2008. Mặc dù trước tác phẩm ‘Hope’, Frank Shepard Fairey đã gây được tiếng vang nhất định trong giới, nhưng sau khi ‘Hope’ được lựa chọn làm biểu tượng cho chiến dịch tranh cử của tổng thống Obama, tên tuổi của người nghệ sĩ đã được nâng lên một tầm cao mới. Sau này, ‘Hope’  xuất hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như áo phông hay cốc uống nước, vvv.

graffiti-8
Photo: Obey Giant
Graffiti và nghệ thuật đường phố tiếp cận Viện bảo tàng

Buổi triển lãm Art in the Streets (Nghệ thuật đường phố) (2011) tại Bảo tàng Đương đại Los Angeles mặc dù không phải sự kiện triển lãm đầu tiên về graffiti nhưng lại là một trong những sự kiện quan trọng nhất của bộ môn nghệ thuật này. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc Bảo tàng Đương đại lúc bấy giờ – ông Jeffrey Deitch, buổi triển lãm đã đưa một cái nhìn cận cảnh và toàn diện về nghệ thuật graffiti, bao gồm lịch sử hình thành và bước phát triển tới nghệ thuật đường phố.

Buổi triển lãm quy tụ sự góp mặt của những gương mặt lớn như Bansky và Shepard Fairey bên cạnh những gương mặt triển vọng như TAKI 183, Fab Five Freddy, Lee Quinones, và RISK. Theo thống kê, Art in the Streets là buổi triển lãm thu hút đông đảo khách tham quan nhất lịch sử Bảo tàng Đương đại Los Angeles.

graffiti-9
Tác giả Barry McGee, AKA Twist.
Nhân vật hoạt hình Bart Simpson trở thành nghệ sĩ Graffiti

Một trong những sự kiện góp phần truyền bá nghệ thuật graffiti tới đông đảo công chúng chính là sự góp mặt trong seri hoạt hình dài tập nhất của nước Anh mang tên The Simpsons. Vào năm 2012, The Simpsons đã dành cả một tập phim cho graffiti và nghệ thuật đường phố.

Tập phim thứ 15 của mùa 23 có tên gọi Exit Through the Kwik-E-Mart. Tập phim đánh dấu sự góp mặt của các nhân vật hoạt hình mô phỏng một số nghệ sĩ graffiti nổi tiếng lúc bấy giờ là Shepard Fairey, Ron English, và Kenny Scharf. Cũng trong tập phim này, nhân vật chính Bart Simpson đã tự mình hóa thân thành một nghệ sĩ graffiti. Động chạm tới vấn đề nhạy cảm về nghệ thuật và hành vi phá hoại địa điểm công cộng, Bart nhận được lời mời tại một phòng triển lãm nhưng sau đó lại bị bắt giữ vì đã tự ý vẽ lên địa điểm công cộng của thị trấn.

graffiti-10
Ảnh: Simpsons World
Graffiti trở thành nguồn cảm hứng của thời trang cao cấp

Với tầm phủ sóng sâu rộng, graffiti đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho giới thời trang. Với chủ đề graffiti, Louis Vuitton đã đưa hình ảnh sang trọng của hãng trở nên gần gũi hơn với đại chúng, đồng thời, thu hút hơn thị trường trẻ. Trong khoảng năm 2012-2014, hãng đã cho ra mắt bộ sưu tập khăn choàng được thiết kế bởi một số nghệ sĩ graffiti và nghệ sĩ đường phố như Kenny Scharf, Stephen Sprouse, Lady AIKO, eL Seed, và Os Gemeos.

graffiti-11
Từ trái sang: Katy Perry tại sự kiện MET Ball 2015(Ảnh: Sky Cinema / Shutterstock), Bộ sưu tập khăn choàng của Louis Vuitton (Ảnh: Louis Vuitton)

Graffiti cũng đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn cho các nhà thiết kế thời trang. Năm 2015, nữ ca sĩ nổi tiếng Katy Perry đã xuất hiện tại sự kiện thời trang uy tín được tổ chức bởi tạp chí VOGUE mang tên MET Ball trong bộ trang phục Moschino được thiết kế bởi Jeremy Scott với chủ đề graffiti. Mặc dù đã gây được tiếng vang lớn trong giới thời trang, bộ trang phục lại dính vào lùm xùm bản quyền với nghệ sĩ đương đại RIME và về sau đã phải thêm tên người nghệ sĩ lên bộ váy. Đây thực chất không phải một sự việc hy hữu vì trước đó, ba nghệ sĩ graffiti bao gồm Revok, Reyes và Steel đã từng kiện nhà thiết kế thời trang Roberto Carvalli vì đã sử dụng tác phẩm graffiti của họ vào bộ sưu tập quần áo và túi sách của Just Cavalli mà không xin phép.

MAI ANH/SUYNGAM.VN

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top