Những trích dẫn sách mang tư tưởng Phật giáo luôn đem đến cho mọi người sự nhận thức đúng đắn về lối sống nhẹ nhàng, tâm hồn lương thiện hay buông bỏ những phiền não không đáng có. Cùng SUYNGAM.VN điểm qua “Những trích dẫn sách hay mang tư tưởng Phật giáo giúp bạn sống cuộc đời an yên” qua bài viết dưới đây nhé!
- Khi đau khổ, điều duy nhất ta nên làm là mở rộng tầm nhìn của mình ra. Đừng an phận làm ly nước mà hãy trở thành hồ nước mênh mông hay thậm chí trở thành dòng sông dài rộng, hòa tan hết đau đớn trong cuộc đời này. (Đường về chân hạnh phúc – Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)
- Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt đã hết rồi. Có nhiều người cứ mãi tìm kiếm từ “PHÚC” mà không hay “PHÚC” vẫn đang ở ngay bên mình. (Nhẹ gánh ưu phiền – Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)
- Mọi buồn tủi giận hờn sớm muộn rồi cũng qua đi, chỉ còn ta với ta. Vậy sao không xem nhẹ mọi thứ, học cách buông bỏ để mọi phiền não bị thổi bay nhanh chóng? (An nhiên giữa những thăng trầm – Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)
- Chúng ta đến thế giới này, tựu trung chỉ có hai việc lớn: sanh và tử. Một việc đã hoàn thành, chỉ còn lại một thôi, nên không cần phải gấp! (Thả trôi phiền muộn – Suối Thông)
- Đừng hy vọng tất cả đều hiểu mình, vì ai cũng có sở thích và mối bận tâm riêng. Chỉ cần bạn hiểu mình đang làm gì và hướng đến mục tiêu nào, là được. Hãy hoàn thiện chính mình, tạo giá trị cho bản thân, thế giới sẽ tự nhiên trân quý bạn. (Thả trôi phiền muộn – Suối Thông)
- Có bình an, hạnh phúc chúng ta sẽ tươi như một đóa hoa và mọi người chung quanh ta, từ gia đình cho đến xã hội, ai cũng được thừa hưởng. (Muốn an được an – Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
- Trở về với bạn, trở về với hơi thở, với nụ cười, với chính mình, trong một tư thế vững chãi và an nhiên. Đó là một hạnh phúc lớn. Bạn phải có khả năng thưởng thức những giây phút ấy: Bạn nên tự hỏi:“Giờ phút này ta không an lạc thì giờ phút nào ta mới được an lạc?” (Từng bước nở hoa sen – Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
- Bản chất thực của chúng ta là không sinh không diệt. Chỉ khi nào ta chạm được vào bản chất chân thực đó, chúng ta mới chuyển đổi được nỗi sợ hãi mình không hiện hữu, đổi được cái lo thành hư không. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi – Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
- Chúng ta mãi bôn ba, rong ruổi trong cuộc sống. Chúng ta không có khả năng hay cơ hội dừng lại để nhìn sâu vào cuộc đời của mình. Chúng ta phải nhìn lại, và nhìn sâu vào cuộc đời của mình. Chúng ta phải nhìn lại, và nhìn sâu để có thể hiểu. (Giận – Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
- Khi ước muốn vượt quá nhu cầu là tham. Nếu cuộc sống biết đủ, ít ham muốn, tâm không chạy theo vật dụng thì sẽ được an lạc. (Buông xả phiền não – Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm)
- Bạn thấy thõa mản, hạnh phúc không liên quan đến việc bạn sở hữu được bao nhiêu của cải vật chất hay sự quan tâm của người khác mà then chốt là tâm lý bạn thế nòa và bạn tiếp cận sự vật dưới góc độ nào. (Giao tiếp bằng trái tim – Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm)
- Hình dáng nguyên bản của vạn vật chính là trạng thái tự nhiên, nhưng sự ngu muội của chúng ta đã tạo nên thói quen của nội tâm, luôn dùng tiêu chuẩn mà ta mặc định để đánh giá thế giới bên ngoài, vậy nên ta mới không vừa ý với những sự việc và con người xung quanh. Trên thực tế, khi ta khởi tâm niệm như vậy tức là đã gieo hạt giống đau khổ cho mình. (Hồn nhiên như thiền – Gyatso Rinpoche)
- Người theo đuổi nghiệp tu hành thì không thể trốn tránh những con người và sự việc mang đến cho ta đau khổ, bất luận là trốn tránh hay ngụy trang, đều không phải là bản chất thật của cuộc sống. Khổ nạn vẫn luôn là người thầy tinh thần của mỗi chúng ta. Chỉ khi được chỉ giáo về tinh thần, chúng ta mới có thể bước sang cảnh giới cao hơn. (Mỉm cười dù cuộc đời là thế – Gyatso Rinpoche)
- Phạm lỗi là một trạng thái bình thường, không đáng để day dứt. Quan trọng là phải biết kiểm điểm bản thân sau mỗi lần mắc lỗi, tổng kết kinh nghiệm, tìm thấy hướng đi đúng đắn từ lần mắc sai lầm đó, tìm ra lối đi đúng đắn cho cuộc đời. (Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã – Gyatso Rinpoche)
- Hạnh phúc là một loại cảm giác, nếu không biết bằng lòng thì sẽ không bao giờ cảm nhận được. (Nhẹ tênh giữa những chênh vênh – Gyatso Rinpoche)
- Niềm vui và nỗi buồn là hai trạng thái khác nhau của cảm xúc nơi con người. Chúng ta không thể ghét bỏ, tức giận, ruồng bỏ mà hãy cùng làm bạn và chuyển hóa nó sang một dạng năng lượng tích cực để giúp bạn có cơ hội cọ xát với hạnh phúc đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại.(Nhẹ tênh giữa dòng đời – Thích Nhuận Đức)
Nguồn: Sưu tầm
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của SUYNGAM.VN, hy vọng những bài viết tiếp theo của chúng tôi vẫn sẽ nhận được sự quan tâm, theo dõi từ bạn.
Xem thêm:
- Những trích dẫn hay trong sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- 5 cuốn sách tư tưởng Phật giáo giúp bạn sống cuộc đời an nhiên
- Top 5 cuốn sách hay về sự tĩnh tâm giúp bạn sống cuộc đời bình yên