Khám phá kỹ thuật vẽ trên mặt nước Ebru

Ngày nay, rất nhiều họa sĩ đã sáng tạo những kỹ thuật vẽ mới lạ và độc đáo. Qua những sáng tạo đó, họ đã chứng minh rằng hội họa vượt ra khỏi phạm vi của cây cọ và giấy vẽ truyền thống. Dù điều này nghe có vẻ viển vông, Ebru-kỹ thuật vẽ trên nước với màu nhuộm đã khẳng định hứng thú sáng tạo và thử nghiệm của giới họa sĩ trong nhiều thế kỷ.

ebru-1
Sơ lược về nghệ thuật Ebru

Ebru là một loại hình mỹ thuật độc đáo, đặc biệt phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Á. Họa phẩm Ebru được chế tác bằng thuốc nhuộm, dung dịch lỏng, và một bộ dụng cụ được chế tác riêng. Tương tự kỹ thuật in, với Ebru, người nghệ nhân sẽ hiện thực hóa chủ đề, ý tưởng thiết kế, và họa tiết trên các chất liệu như giấy, vải, hoặc vải bạt.

Tác phẩm Ebru được ví von là tác phẩm cẩm thạch trên giấy nhờ đặc điểm họa tiết sọc và xoắn ốc đặc trưng.

ebru-2
Quá trình chế tác

Để tạo ra một tác phẩm Ebru, nghệ nhân phải sử dụng một kỹ thuật đặc biệt, khác hẳn với các kỹ thuật hội họa khác.

Trước hết, để sản xuất ra thuốc nhuộm, nghệ nhân phải hòa nước với màu nhuộm và kitre, một loại keo tự nhiên.

ebru-3

Tiếp theo, thuốc nhuộm sẽ được đổ lên chiếc khay đã được đổ đầy xenluloza. Khi đó, người nghệ sĩ sẽ sử dụng một công cụ tự chế để tạo họa tiết và thiết kế.

ebru-4

Sau khi đã hoàn thành bước vẽ này, người nghệ sĩ sẽ cẩn trọng đặc một tờ giấy lên bề mặt dung dịch và hình ảnh sẽ được in lên tờ giấy.

ebru-5

Sau khi được vớt ra khỏi dung dịch, tờ giấy sẽ được hong khô.

ebru-6

Và thế là, một tuyệt tác Ebru được ra đời.

ebru-7

Lịch sử hình thành và phát triển

Người ta cho rằng nghệ thuật Ebru được ra đời vào khoảng thế kỷ 10, tại Uzbekistan. Vài thế kỷ sau đó, Ebru được truyền bá tới Thổ Nhĩ Kỳ nhờ Con đường Tơ lụa. Nghệ thuật Ebru đặc biệt phổ biến tại Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 16.

ebru-9

Ngày nay, nó được coi là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống của quốc gia này, bởi họa sỹ Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ yêu thích Ebru bởi giá trị mỹ học của nó mà còn bởi giá trị lịch sử và ý nghĩa của nó đối với xã hội. Như tổ chức UNESCO từng nhận định, “Ebru thúc đầy trao đổi, củng cố mối quan hệ xã hội, và đẩy mạnh sự liên kết giữa cá nhân và cộng đồng.”

Nghệ thuật Ebru đương đại

Ngày nay, nghệ sĩ Ebru vẫn tiếp tục theo đuổi phong cách cẩm thạch, với sự hòa trộn giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.

JAMES MOULAND

James Mouland là một họa sĩ Anh, người đã học tập nghệ thuật Ebru tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Các tác phẩm của ông, không kể cấp bậc, đều là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp truyền thống (chủ đề cẩm thạch và họa tiết quen thuộc) tới chi tiết tân thời (chất liệu và đối tượng).

ebru-10
ebru-11
ebru-12
ebru-13
ebru-15
GARIP AY

Họa sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ Garip Ay cũng đã cho ra đời những loạt tác phẩm Ebru với sự hòa trộn giữa giá trị truyền thống và đương đại. Cụ thể hơn, ông đã kết hợp kỹ thuật cận cảnh và các chi tiết thuộc lĩnh vực kiến trúc vào nhiều tác phẩm. Bằng cách sử dụng nền cẩm thạch, Garip Ay đã thổi một làn gió mới vào loại hình nghệ thuật vốn đã lâu đời.

ebru-16
ebru-17
ebru-18
ebru-19
ebru-20
ebru-21
ebru-22
ebru-23
ebru-24

Sau đây, chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng quá trình tạo nên một tác phẩm Ebru. 

MAI ANH/SUYNGAM.VN

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top