cua-tiem-cua-nhung-la-thu-ta-se-song-dung-nhu-cach-ta-nghi

Cửa Tiệm Của Những Lá Thư, Ta Sẽ Sống Đúng Như Cách Ta Nghĩ

Được trình bày theo bố cục là những lá thư, Cửa tiệm của những lá thư là chuỗi những lá thư trò chuyện của nhân vật chính Ryouta và “quán chủ” Thư quán, qua những lá thư, họ trao đổi với nhau về hành trình người trẻ theo đuổi sự nghiệp, tìm kiếm ước mơ. Và nhờ những lời khuyên mà quán chủ đưa ra, Ryouta đã tìm được ý nghĩa của sự tồn tại, thực hiện được ước mơ của mình.

Đặt sách nhanh tại đây

Lá thư thứ tư: Ta sẽ sống đúng như cách ta nghĩ

Trận mưa bắt đầu từ hôm qua như dự báo mùa mưa đã về. Ta đã vào mùa đong đầy tình yêu thương của mặt trời, cơn mưa lại gieo vào đất bao phước lành, khiến người ta cảm nhận rõ một giai kỳ chẳng cách nào thay thế.

Chào em, Ryouta

Em đã không nhận được thư tuyển dụng của công ty đó nhỉ. Trong lúc chán chường như vậy, cảm ơn em đã có lòng gửi thư cho tôi. Lá thư của em đã cho thấy, dẫu đau buồn em vẫn cố gắng mạnh mẽ đứng lên như thế nào. Chuyện không nhận được thư tuyển dụng là điều đáng buồn đối với em, nhưng kinh nghiệm đứng dậy từ những tình cảnh như thế này, chắc chắn em sẽ có đóng góp lớn cho công ty tuyển dụng em vào làm sau này.

Hiện tại, có thể em đang nghĩ “cuộc đời không đi theo chiều hướng mình mong muốn”.

Nhưng mà, tôi sẽ chỉ cho em thấy rằng “thường cuộc đời sẽ đi theo chiều hướng mình mong muốn đấy.”

Con người là một loài sinh vật dễ trở lên run sợ nếu khi bị mất đi đoàn thể hay vị trí của mình. Chính vì vậy, nỗi sợ “mất chốn nương tựa” hay “chẳng nơi nào có chỗ dành cho mình” điều khiển hành động của con người.

Như vậy là, trừ những người có ý chí cực kỳ mạnh mẽ, nếu những người bình thường không mang nỗi sợ hãi nào, họ cảm thấy mình đang ổn, họ sẽ không có bất kỳ “hành động” nào để thay đổi mình.

Rất nhiều người hay than phiền nhưng lại không chịu nghỉ việc, đây chính là nguyên nhân.

Phần lớn các thí sinh học thi vào đại học, sinh viên đại học rời bỏ những cuộc chơi cố rèn giũa mình để tìm việc không phải vì những lý do tích cực như “rất muốn theo học đại học’’ hay “rất muốn vào công ty đó do có ngành nghề muốn theo đuổi” mà lý do rất tiêu cực “mất chốn nương tựa” làm tâm.

Tôi không thấy lý do tiêu cực này là điều gì tệ hại.

Dẫu vì bất cứ lý do nào, chỉ cần giúp ta trưởng thành thì đều có thể suy nghĩ tích cực cả.

Nhưng hiếm có người ngay từ đầu đã làm việc với mục tiêu cao quý.

Em cứ thử nghĩ xem, nếu suy nghĩ theo cách này, nếu nhiều người vào được đại học, sinh viên ra trường đều dễ dàng vào được các doanh nghiệp lớn thì ta chẳng nói đó là “bước ngoặt quan trọng” đâu nhỉ?

Nếu ta có một vị trí của mình và không mang nỗi sợ hãi mất đi vị trí đó, người thường hẳn sẽ không có hành động rèn giũa bản thân. Trong một thế giới dễ dàng tìm kiếm được công việc, rất nhiều người không thèm cố gắng còn gì. Nếu như theo học mười năm ở trường đại học, liệu em có nghĩ tới chuyện tìm kiếm việc khi mới bước vào năm thứ tư không?

Nếu ai cũng dễ dàng đỗ vào đại học thì chẳng ai cảm giác đó là điều đặc biệt cả, thế giới này cũng có nhiều điều như vậy.

Cũng như thế, nếu ai cũng dễ dàng tìm được việc thì cái gọi là “tài năng” trên thế giới này lại quá nhiều mất rồi.

Nhà văn, diễn viên, nhà ảo thuật hay những doanh nhân khởi nghiệp…

Tuy chẳng phải tất cả nhưng tôi thấy nhiều trường hợp những người cực kỳ thành công đã phải chật vật sau khi tốt nghiệp ra trường rồi mới lựa chọn được lối đi cho riêng mình.

Nếu em là một sinh viên tốt nghiệp trong thời kỳ khó kiếm việc, không một công ty nào chịu nhận mình, em sẽ tính sao? Dẫu có thế, ta vẫn cứ phải sống thôi.

Từ đây, một cơ hội mở ra với chúng ta.

“An ổn không đảm bảo được điều gì cho tương lai nên hãy sống và làm điều mình muốn làm!” đó là cơ hội mang lại cảm giác này cho chúng ta.

Để có được tâm lý này, ta thực sự phải cực kỳ dũng cảm. Thật lòng, rất nhiều người không có suy nghĩ sẽ theo đuổi đến tận mức đó. Nhưng mà, khi rơi vào tình cảnh vô vọng như thế, ta sẽ có được dũng khí phi thường. Và, với dũng khí đó, rất nhiều người đã biến được ước mơ thành sự thật và trở nên thành công.

Chính xác, cơ hội sinh ra từ khủng hoảng, khủng hoảng chính là cơ hội.

Bây giờ điều diễn ra với mình là may mắn hay bất hạnh, ta không thể phán đoán ngay lập tức. Có thể lúc đó ta coi là điều may mắn, nó lại có thể trở thành xiềng xích trói buộc cuộc đời mình. Nhưng có thể điều ta xem là không may lại giúp nhiều người nắm được thành công cũng là sự thật.

Mặt khác, biến “khủng hoảng’’ thành “cơ hội” là điều cần thiết đối với rất nhiều người thành công.

Nếu thử suy nghĩ theo cách này, ta không trốn tránh “những điều xảy ra không theo đúng những gì ta nghĩ” trong đời, hãy giữ vững trái tim mình, khi nó đến thì hãy nói rằng “đến rồi kìa” sau đó dồn hết mọi sự thông thái, dũng khí và năng lực hành động của bản thân để chào đón sự kiện bắt buộc phải đến đó, cũng có nghĩa, ta hiểu đó là điều giúp bản thân mình trưởng thành. [….] Em của hiện tại cần ưu tiên gom lại cho mình nhiều kinh nghiệm cần thiết hơn là là cố với đến thành công.

Chỉ những người có thể vượt qua nghịch cảnh mới mạnh mẽ lên được. Số lần vấp phải càng nhiều và càng không chịu thua trước bất cứ hoàn cảnh nào, ta sẽ càng trở lên mạnh mẽ. Chính vì vậy, trở nên thành công đồng nghĩa với vượt qua được nhiều nghịch cảnh.

Nếu như, em muốn có một cuộc đời thành công thì đừng nên “tìm cho mình một chỗ dung chứa” bằng cách cố giành được lá thư tuyển dụng, hãy đánh bật nỗi sợ hãi bị mất đi vị thế đó đi. Cuộc đời chỉ có một lần, nếu ta coi quá trình tìm việc là cơ hội rèn luyện bản thân mình qua những nghịch cảnh thì sao?

Đánh giá từ kết quả đạt được, về sau em có thể thay đổi được rất nhiều điều. Bây giờ, tôi nghĩ đừng nên lo sợ kết quả, hãy cứ thử cố gắng hành động nhằm mục tiêu thu về cho mình thật nhiều kinh nghiệm đi đã.

Với lá thư này, tôi mong chờ em sẽ có động thái riêng để mang về cho mình dũng khí.

Từ một quán chủ thích vác tù và hàng tổng.

Đặt sách nhanh tại đây

Nguồn: Ybox.vn

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top