chua-te-cua-nhung-chiec-nhan_600x295

Chúa tể của những chiếc nhẫn – J. R. R. Tolkien

Nhắc đến nhà văn J.R.R Tolkien, là chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm nổi tiếng thế giới Chúa tể của những chiếc nhẫn. Cuốn sách này thành công đến mức được dựng thành phim điện ảnh cùng tên và được đông đảo người hâm mộ đón nhận cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao quý. 

Vậy tác phẩm này có điều gì mà tạo nên sự thu hút lớn đến vậy?

Hãy cùng chúng tôi review cuốn sách Chúa tể của những chiếc nhẫn được nhà văn J.R.R Tolkien viết và cho ra đời này nhé!.

  • Review sách: Cuốn theo chiều gió – Margaret Mitchell
  • Review sách: Nhà giả kim – Paulo Coelho
  • Review sách: Những người khốn khổ – Victor Hugo

Cuốn sách Chúa tể của những chiếc nhẫn

Cuốn sách Chúa tể của những chiếc nhẫn (tựa Tiếng Anh: The Lord of the Rings) được tác giả J.R.R Tolkien sáng tác và chia ra làm ba phần nhưng nội dung vẫn liên quan chặt chẽ với nhau. Nhà văn Tolkien đã ra mắt và xuất bản ba phần của tiểu thuyết Chúa tể những chiếc nhẫn từ năm 1954 và 1955, bao gồm:

  • Đoàn hộ nhẫn (The Fellowship of The Ring), ra mắt vào ngày 29 tháng 7 năm 1954.

  • Hai tòa tháp (The Two Towers), ra mắt vào ngày 11 tháng 11 năm 1954.

  • Nhà vua trở về (The Return of the King), ra mắt vào ngày 20 tháng 10 năm 1955. 

Nội dung câu chuyện được lấy bối cảnh tại một vùng đất được tác giả tưởng tượng ra có tên là Middle Earth, hoặc với tên gọi khác là vùng Trung địa. Tại nơi đây, chính là nơi sinh sống của rất nhiều giống loài, bộ tộc đặc biệt và khác nhau, có thể kể đến như người bình thường, người lùn (Hobbit), pháp sư (Wizard), yêu tinh (Goblin), người tiên (Elf), chim ưng (Eagle)… Chính những bộ tộc này đã cùng nhau kết hợp và liên minh với nhau để loại trừ chiếc nhẫn của chúa tể bóng đêm Sauron. 

Xuyên suốt câu chuyện là những cuộc hành trình đầy gay cấn và kịch tính của họ trong việc tìm kiếm và phát hiện ra Chúa tể bóng đêm Sauron – người đang đang nắm giữ trong tay chiếc nhẫn vô cùng quyền lực (One Ring). Nói thêm về Sauron, đây chính là kẻ đã qua đời từ nghìn năm về trước rồi, nhưng cho đến bây giờ hắn vẫn còn tồn tại trên thế gian với mục đích nhằm lấy lại chiếc nhẫn đó để được hồi sinh và trở lại thành chúa tể của những chiếc nhẫn đầy quyền lực.

Chiếc nhẫn quyền lực này được chính Sauron tạo nên với mưu đồ giúp thống trị và cai quản  vùng đất Middle Earth. Thế nhưng, với những mưu đồ và sự tàn độc của hắn, các bộ tộc ở vùng đất đó đã vùng dậy, cùng nhau đấu tranh và chống lại thế lực của Sauron. Trong suốt quá trình cuộc chiến được diễn ra, cuối cùng Sauron đã giết chết nhà vua Elendil của loài người, nhưng chính hắn lại bị chính hoàng tử Isildur – con trai của nhà vua Elendil chặt đứt ngón tay có đeo chiếc nhẫn quyền lực của hắn. Điều này đã làm cho lực lượng quân lính ma quỷ hùng hậu bị kìm hãm và chế ngự, thế nhưng linh hồn của Sauron vẫn còn tồn tại và được nhập ngay vào chiếc nhẫn quyền lực mà hắn đã từng đeo, chỉ khi chiếc nhẫn này bị tiêu diệt và phá hủy thì hắn ta mới thật sự chết và biến mất hoàn toàn trên cõi đời này. 

Mặc dù là như vậy, nhưng chiếc nhẫn quyền lực này vẫn luôn còn tồn tại và hiện hữu, nó đã bị mất tích và truyền qua tay của biết bao nhiêu người, cho đến khi chiếc nhẫn này được vào tay của một anh chàng tộc người lùn Hobbit có tên là Frodo Baggins. Khi đã được hiểu rõ tầm quan trọng và quyền lực của chiếc nhẫn này, Frodo Baggins và cùng với những người bạn trong Hội bảo vệ nhẫn (The Fellowship of the Ring) của mình, đã được giao cho một nhiệm vụ cao cả và đầy nguy hiểm đó là phá hủy chiếc nhẫn mà anh đang nắm giữ. Ở phần đầu của tác phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn này, tác giả sẽ đề cập nhiều về những cuộc hành trình ly kỳ và đầy hấp dẫn của họ khi tới chân núi Doom ở Mordo, đây là nơi diễn ra những màn tranh đấu quyết liệt và đầy nguy hiểm khi họ phải tìm mọi cách để phát hủy chiếc nhẫn quyền lực đó nhằm diệt trừ tận gốc tên Chúa tể bóng tối Sauron.

Trong tác phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn này, có những câu thoại và trích đoạn đã gây được ấn tượng mạnh với người đọc như:

“Và chúng ta hãy hy vọng sẽ không còn bất cứ ai nói nó ra ở đây nữa,” Gandalf trả lời. “Tuy nhiên tôi không cầu khẩn sự tha thứ của ngài, thưa Chủ Nhân Elrond. Bởi nếu không muốn thứ ngôn ngữ đó sớm vang lên ở mọi ngóc ngách miền Tây, thì tất cả hãy gạt bỏ mọi nghi ngờ bởi thực tế vật này chính là thứ Hội Đồng Thông Thái đã tuyên bố: báu vật của Kẻ Thù, chứa hết thảy tà ác của hắn, và bao hàm trong nó phần lớn sức mạnh trước kia của hắn. Ngay từ Những Năm Đen Tối, Thợ Rèn thị quốc Eregion đã nghe được, và biết rằng họ đã bị phản bội.

Một Nhẫn Chúa thống trị tất cả, một Nhẫn Chúa tìm ra hết.

Một Nhẫn Chúa tập hợp tất cả, trong bóng tối trói buộc hết…”.

Cuốn sách Chúa tể của những chiếc nhẫn có được thành công vang dội như ngày hôm nay, không thể không nhắc tới linh hồn của cuốn sách, tác giả J.R.R Tolkien. Ông đã nhiều thời gian, công sức của mình để nghiên cứu, tìm tòi về lịch sử và con người để xây dựng nên một bộ truyện vô cùng hoàn hảo, với các nhân vật riêng biệt, bối cảnh giả tưởng tuyệt vời, thậm chí có cho mình một ngôn ngữ riêng được ông sáng tạo ra trong quá trình viết truyện. Cũng xin được nói thêm rằng, thể loại truyện tiểu thuyết kỳ ảo thời đó vốn không được ưa chuộng, thậm chí còn bị đánh giá rằng chỉ nên sáng tác và phù hợp với trẻ em, thế nhưng với sự xuất hiện của ông cùng với bộ tác phẩm ăn khách của mình, đã giúp mở đường cho thể loại truyện này và được mọi người đón nhận hơn về sau. 

Cho đến tận bây giờ, tác phẩm “Chúa tể của những chiếc nhẫn” của nhà văn gạo cội Tolkien vẫn luôn luôn nhận được sự ủng hộ mãnh liệt của rất nhiều độc giả trên toàn thế giới. Cuốn tiểu thuyết thần kỳ này như đưa người đọc vào một thế giới kỳ ảo, thỏa sức tưởng tượng với lời văn mạch lạc, mạnh mẽ và có đôi chút hóm hỉnh của tác giả sẽ chinh phục được tất cả bạn đọc.

Rõ ràng, cuốn sách “Chúa tể của những chiếc nhẫn” sẽ là một tác phẩm mà mỗi người chúng ta không nên bỏ lỡ và nên tìm đọc qua dù chỉ một lần.

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top