review-sach-di-tim-le-song-1

Đi tìm lẽ sống – Đi tìm bản ngã của chính mình

Chắc hẳn, cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” đã không còn gì xa lạ với các bạn đọc giả nữa, cuốn sách được coi là kinh điển trong các tác phẩm kinh điển của thời đại và đã được chắp bút bởi Viktor E. Frankl. Ông đã học và tốt nghiệp ngành y tại Đại học Vienna và sau cùng ông làm bác sĩ tâm thần và là một nhà tâm thần học ở Áo.

  • Review sách Trò Chuyện Với Vĩ Nhân – Osho
  • Review sách Nghĩ Ngược Lại Và Làm Khác Đi – Paul Arden
  • Review sách Bạn Chỉ Cần Sống Tốt, Trời Xanh Tự An Bài

Đi tìm lẽ sống - Đi tìm bản ngã của chính mình

Câu chuyện trong “Đi tìm lẽ sống” chính là câu chuyện có thật của tác giả, những đau khổ và mất mát mà Viktor đã phải trải qua và chịu đựng.

Cuốn sách được mở đầu bằng việc Vitok bị phát xít bắt vào trại tập trung của Đức quốc xã. Ông đã bị tra tấn vô cùng dã man cả về mặt tinh thần lẫn thể chất nhưng ông đã không bao giờ chịu khuất phục một cách dễ dàng như vậy bởi vì ông biết rằng đầu hàng chính là chúng ta đang tự đánh mất bản thân mình và không cho bản thân mình cơ hội có thể sống sót ở một nơi khắc nghiệt như thế này, dù là một tia sáng nhỏ nhoi và yếu ớt đi chăng nữa thì cũng không cho phép bản thân mình được gục ngã.

“Một người buông xuôi vì không thể nhìn thấy tương lai và mục đích thường hay hồi tưởng về quá khứ. Trong con người tìm về quá khứ để tạo dựng một hiện tại ít đáng sợ hơn so với thực tại. Nhưng việc bỏ qua hiện thực cũng bỏ qua các cơ hội làm cho cuộc sống trong trại tích cực hơn, trong khi các cơ hội ấy là có thật”.

Trại tập trung chỉ có thể giam cầm được thể xác của ông mà thôi chứ không thể nào giam cầm được lí trí và tâm hồn của ông, tuy ông bị đánh đập, tra tấn dã man nhưng ý trí của ông vẫn luôn vượt ra khỏi những song sắt ngoài kia, ông luôn hy vọng một ngày nào đó mình có thể trốn thoát khỏi cái nơi địa ngục này.

Đi tìm lẽ sống - Đi tìm bản ngã của chính mình

“Người ta có thể lấy đi của một người mọi thứ, chỉ trừ một điều: sự tự do – sự tự do trong việc lựa chọn thái độ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và sự tự do lựa chọn hướng đi của mình”.

“Đi tìm lẽ sống” như là một cuốn nhật ký ghi lại hành trình, những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân ông khi ông bị giam cầm trong trại tập trung ở Đức quốc xã ba năm liền. Ông đã từng ở trong hai trại tập trung là Auschwitz và Dachau, ông nhiều lần còn ngạc nhiên về chính sức chịu đựng của mình, ông và các tù nhân khác chỉ được mặc duy nhất một cái áo sơ mi trong vòng nửa năm trời cho đến khi nó nát bươm không còn có thể hình dung được hình dạng ban đầu ra sao, khi mùa đông tới thì họ sẽ không được tắm rửa nhiều ngày vì các đường ống nước bị đóng băng, họ bị thiếu vitamin trầm trọng, họ không thể đánh răng, chỉ cần phạm một lỗi nhỏ hoặc không phạm bất cứ lỗi gì cũng sẽ bị những cú tát trời giáng… Sau cùng các hành động tra tấn sẽ ngày một tăng cao lên. Nếu ai không chịu đựng được sẽ bị lôi đến phòng hỏa thiêu ngay lập tức.

Phần nhiều những tù nhân đều từng có ý định tự sát, điều đó bắt nguồn từ sự tuyệt vọng luôn dồn nén tâm trí họ suốt thời gian qua, từng giờ từng phút từng giây những hiểm họa luôn thường trực để đổ lên đầu họ bất cứ lúc nào.

Đi tìm lẽ sống - Đi tìm bản ngã của chính mình

Viktor ở trại tập trung trong vòng ba năm nên ông không thể nào tránh khỏi việc phải chứng kiến những cái chết thương tâm, những cảnh tượng đó đã dày vò lấy tâm trí ông nên đôi khi ông cũng từng nghĩ đến việc bỏ cuộc nhưng điều gì đã níu kéo ông lại? Đó chính là tình yêu, nhờ nó mà ông luôn hy vọng rằng một ngày nào đó ông có thể thoát khỏi đây để đoàn tụ với gia đình, chính tình yêu đã giúp ông có thêm sức mạnh.

“Tình yêu là cách duy nhất để thấu hiểu đến tận cùng một con người. Không ai có thể nhận thức đầy đủ về bản chất của một con người trừ khi đã đem lòng yêu thương người ấy.”

“Tình yêu không chỉ gắn liền với sự hiện hữu của thể xác. Tình yêu tìm thấy ý nghĩa sâu sắc nhất trong tâm trí, trong chính nội tâm của con người. Cho dù người ấy có thực sự tồn tại, có còn sống hay không cũng không quan trọng.”

Khi ở trong trại tập trung ông đã nhìn thấy vô số những ánh mắt vô cảm, không phải họ máu lạnh mà là họ đã không còn có thể cảm nhận được nỗi đau, khi những nỗi đau quá lớn nên họ đã bị chai sần cảm xúc mất rồi. Khi ông ở đây ông đã sử dụng những liệu pháp tâm lí để chữa lành mình, để biến mình không trở thành một cái xác không hồn, lúc nào cũng vô cảm hay là một con người u ám luôn tràn ngập những điều tiêu cực.

Ông vốn dĩ là một bác sĩ tâm lí nên trước khi muốn cứu người thì điều đầu tiên là phải cứu rỗi được bản thân mình, nếu mình không cứu được mình thì làm sao có thể cứu được người khác.

“Sự hài hước là một loại vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh duy trì sự sống. Nó có sức mạnh hơn bất cứ phẩm chất nào khác, có thể đưa con người vượt lên bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù chỉ là trong phút chốc”.

Ông quan niệm rằng, “Nếu cuộc sống có ý nghĩa, thì sự đau khổ nhất định cũng phải có ý nghĩa. Đau khổ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, thậm chí giống như số phận và cái chết. Không có đau khổ và cái chết, cuộc sống của con người không thể hoàn thiện”.

Review sách đi tìm lẽ sống

Cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” sẽ luôn là cuốn sách hữu ích giúp cho những con người lạc hướng tìm được đúng hướng đi cho bản thân mình, nâng đỡ tâm hồn mình bằng những trải nghiệm kinh nghiệm của tác giả và cả những liệu pháp tâm lí vô cùng ý nghĩa của ông.

“Thảm hoạ sẽ đến với những người không nhìn thấy được ý nghĩa cuộc sống của mình, không mục tiêu, không mục đích, vì nó khiến họ không còn lý do để tiếp tục sống và sẽ nhanh chóng tự xoá đi chính sự tồn tại của mình”.

Review chi tiết bởi Cẩm Tú

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top