review-sach-chien-binh-cau-vong-4

Chiến binh cầu vồng

Chiến binh cầu vồng” là một bức tranh chân thực về xã hội Indonesia truyền cảm hứng sâu sắc về ý nghĩa đích thực của tình bạn, tình thầy trò cao quý và cả tình cảm gia đình thiêng liêng. Cuốn sách còn cho các bạn đọc thấy được cuộc sống nghèo khổ, cơ cực của tầng lớp lao động thấp ở Belitong cũng như hiện thực tàn nhẫn của cái nghèo.

Review sách Chiến binh cầu vồng

1. Giới thiệu tác giả

Andrea Hirata là một nhà văn người Indonesia ăn khách nhất từ trước đến nay. Tác phẩm đầu tay của ông, Chiến binh Cầu vồng (trong tiếng Indonesia là Laskar Penlangi) được dựa trên câu chuyện có thực về thời thơ ấu của chính nhà văn. Ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 2005, cuốn sách về ước mơ và cuộc đấu tranh bền bỉ của thầy trò trường Muhammadiyah để gìn giữ giáo dục cho chính mình đã đạt thành công vang dội.

2. Giới thiệu tác phẩm

Chiến binh cầu vồng (trong tiếng Indonesia là Laskar Penlang) được dựa trên câu chuyện có thực về thời thơ ấu của chính nhà văn, nên những nhân vật và những câu chuyện trong cuốn sách đều rất chân thực và gần gũi. Ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 2005, cuốn sách về ước mơ và cuộc đấu tranh bền bỉ của thầy trò Muhammadiyah để gìn giữ giáo dục cho chính mình đã đạt thành công vang dội. Nội dung cuốn sách cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh, nhạc kịch và phim truyền hình. Bộ phim “Chiến binh cầu vồng” đạt doanh thu cao kỷ lục ở Indonesia đồng thời giành được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế. Nhờ thành công của bộ phim và cuốn sách mà lượng khách du lịch tới đảo Belitong đã tăng đột biến.

3. Review cuốn sách Chiến binh cầu vồng

Chiến binh cầu vồng” mở đầu câu chuyện bằng một buổi khai giảng của một ngôi trường làng trên đảo Belitong, Indonesia. Buổi khai giảng ấy rất đặc biệt, bởi vì nó là buổi học đầu tiên, nhưng cũng có thể là buổi học cuối cùng nếu trường không nhận đủ số lượng 10 đứa học sinh. Có những kẻ xấu luôn muốn tìm mọi cớ để buộc ngôi trường phải đóng cửa, và không đủ 10 học sinh là một trong những cớ đó. Gần đến giờ khai giảng, thầy hiệu trưởng Harfan cùng cô Mus và 9 đứa trẻ khác, dường như nín thở mỗi lúc kim đồng hồ nhích sang. Thật may mắn khi cậu học sinh cuối cùng của ngôi trường đã xuất hiện, mọi người có thể thở phào nhẹ nhõm.

Belitong là một hòn đảo xinh đẹp ở Indonesia, ở đây tồn tại hai thế giới song song, một của giới chức siêu giàu được xây dựng trên những đồng tiền bóc lột được từ chính người dân bản địa, còn lại là thế giới của sự bần cùng hóa, được tạo ra bởi một chế độ bóc lột sức lao động của nhân dân. 10 cô cậu bé học sinh của ngôi trường làng này đều đến từ những gia đình nghèo khó. Việc đến trường của các học sinh ấy là kết quả của việc đấu tranh giữa giữ lấy giấc mơ con chữ hay mơ về những nông trường khai thác tiêu, khai thác thiếc,…Giấc mộng hữ nghĩa trở nên quá xa vời bởi vì cái đói đang ở trước mắt. Ngôi trường Muhammadiyah, nơi nuôi dưỡng mười ước mơ nhỏ bé vẫn đang cố oằn mình trong cơn bão táp để tiếp tục che chở cho những học trò của mình. Thật đau đớn, khi gió được tạo bởi chính đồng loại của họ, những quan chức cấp cao chỉ chực nuốt chửng ngôi trường.

Thầy hiệu trưởng Harfan và cô giáo Mus là hai người khơi dậy ngọn lựa học tập không ngừng trong lòng những đứa trẻ. Lintang – một chiến binh đặc biệt trong số 10 học sinh, hằng ngày em vẫn phải đạp xe tổng cộng 40 cây số để đến trường, băng qua 4 khu rừng đầm lầy cá sấu và nguy hiểm rình rập khắp mọi nơi vậy mà bao giờ cậu cũng là người đến sớm nhất. Marha – chiến binh nổi bật thứ hai chính là một nghệ sĩ tài năng đích thực bằng sự láu lĩnh và thông minh của mình đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công trình thay đổi số phận vĩ đại mà các bạn mình đã ước mơ.

Mười đứa học trò ấy đều là những chiến binh dũng cảm, chiến đấu bằng tất cả lòng yêu thương và khao khát hi vọng để bảo vệ lất quyền được đi học của các em. Ngoài ra không thể quên hai chiến binh vĩ đại nhất là thầy hiệu trưởng Harfan và cô giáo Mus, vừa là người dẫn đường vừa là hậu phương vững chắc trên con đường tim kiếm tri thức của các cô cậu bé, những sứ giả mà thượng đế đã phái đến để có thể nâng niu che chở cho những ước mơ nhỏ bé. Họ đã dạy học bằng cả trái tim, không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn đem đến một nền giáo dục cho miền quê nghèo khổ. Những con người đã không ngại khó khăn đấu tranh bằng cả tính mạng của mình cho một nền giáo dục công bằng, cho niềm tin và khát khao chính đáng.

Câu chuyện được chia làm 48 chương, mỗi chương là một mẩu chuyện nhỏ nên các bạn đọc sẽ không bị chán. Ngoài ra câu chuyện còn khéo léo lồng ghép những mẩu chuyện nhỏ cho ta biết thêm đôi điều sơ lược về lịch sử, nét văn hóa, lễ hội và đời sống của các dân tộc người Belitong. Mặc dù có một vài chi tiết của câu chuyện được mô tả được đánh giá là hơi quá, nhưng chung quy lại cả câu chuyện và kết thúc chuyện rất thực khi nói về những hiện thực phũ phàng trong cuộc sống: chủ nghĩa thực dụng, sự cám dỗ của đồng tiền, hiện thực tàn nhẫn của cái nghèo, sự phân biệt giai cấp giàu nghèo và sự bất công. Nhưng dù cuộc sống có ra sao thì những bài học đẹp của thầy cô và bạn bè dưới mái trường Muhammadiyah cũng sẽ theo dấu các em học sinh trên bước đường hình thành nhân cách của chính mình.

Chiến binh cầu vồng” là một cuôn sách đầy ắp sắc màu. Những gam màu trong sáng, đẹp đẽ, ấm áp khi tác giả vẽ nên những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên vui tươi,…Những gam màu nóng mang cảm xúc bùng nổ mạnh mẽ khi cô Mus lặn lội đến những nơi xa xôi tìm kiếm những đứa học trò của mình, mang chúng trở lại trường,…Người ta thường sau cơn mưa sẽ thấy cầu vồng, nhưng không phải lúc nào mưa tạnh cầu vồng cũng xuất hiện. Cầu vồng đã không đến với tất cả những đứa trẻ ấy ở đảo Belitong.

Cuốn sách là một lời khóc than thảm thiết cho một nền giáo dục bị lu mờ trước những đồng tiền và thành tích, là hồi ức về những hành trình quá gian nan và muôn vàn vất vả để có thể tiếp cận với con chữ. Từng lời văn của tác giả đào sâu vào cuộc sống khó nhọc, leo lắt khiến người đọc cũng phải ngậm ngùi. Hình tượng ngôi trường làng được xây dựng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phân hóa giàu nghèo tại hòn đảo Belitong bé nhỏ kia. Đồng tiền xoay vòng trên lưng người, đổi trắng thay đen, ngang nhiên cướp lấy khát vọng chính đáng của những con người tội nghiệp ấy. Tác phẩm đã rất thành công khi đã khắc hoạ được những nhân vật biểu tượng cho sự giàu và nghèo, đi sâu vào hồn người.

Review cuốn sách Chiến binh cầu vồng

Cho đến cuối cùng, những ước mơ đều bị dập tắt theo cách này hay cách khác, như một lời khẳng định sự học chẳng bao giờ là dễ dàng nữa. Nhưng “Chiến binh cầu vồng” đã thực sự mang đến những giá trị và tầm quan trọng của giáo dục. Có thể không phải tất cả giấc mơ của những đứa trẻ ấy đều thành sự thật, nhưng điều quan trọng là chúng đã chiến đấu hết sức mình. Dựa trên chính cuộc đời tuổi thơ của tác giả, từng câu từng chữ được viết ra làm cho người đọc cảm thấy nghẹn ngào. Đọc xong cuốn sách bạn sẽ cảm thấy mình thật may mắn biết bao khi có đầy đủ điều kiện được cắp sách đến trường hoặc có thể bạn sẽ thấy hổ thẹn vì đã không học hành tử tế, không nỗ lực hết mình.

Chiến binh cầu vồng” không chỉ là tuyệt tác văn học của Indonesia mà còn là một trong những cuốn sách nên đọc một lần trong đời dành cho tất cả những ai yêu những câu chuyện được viết giản dị mà lay động lòng người. Cuốn sách mang hơi thở của tri thức và linh hồn của giáo dục.

Xem thêm:

  • Review sách: Thức tỉnh mục đích sống – Eckhart Tolle
  • Review sách: Cuốn theo chiều gió – Margaret Mitchell
  • Review sách: Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top