ryan-holloway-8zmiksrtroq-unsplash-1

9 quan niệm sống tôi đã đúc kết và sưu tầm trong quá trình du học và tự lập

  1. Đúng và sai chỉ nên được gói gọn khi xuất hiện tình huống giữa việc thiện và việc ác, thiện và ác sẽ luôn xuất hiện khi ta cố tình phân biệt đúng và sai.
  2. Sống, tận hưởng và cống hiến như thể bạn không có ngày mai, vì thời gian là ảo tưởng, chỉ có hiện tại là sự thật.
  3. Hình dung cuộc sống bạn muốn, và chuẩn bị hành trang tinh thần như thể bạn đang sống như vậy. (Luật hấp dẫn)
  4. Chìa khoá của sự thông thái trong thời đại thông tin là khả năng cai nghiện bản năng đánh giá, chúng ta hầu như không hề biết rằng bản năng đánh giá có khả năng gây nghiện.
  5. Bản năng đánh giá là hiệu ứng phụ của sự thông thái, sự thông thái không nhằm giúp người sở hữu thể hiện bản thân mà là mang lại sự bình an từ những hiểu biết. Quan niệm này ra đời đối với mình sau khi nghiên cứu về “The curse of knowledge” có nghĩa là “Lời nguyền của sự hiểu biết (kiến thức)”, mình sẽ giải thích thêm về điều này ở phần chú thích cuối bài.
  6. Hãy dành cho bản thân một chút khoảng lặng trước khi đánh giá động cơ người khác qua lời nói và cử chỉ, nếu bạn đủ sức mạnh thì không nên đánh giá.
  7. Nếu bạn lặp đi lặp lại quá nhiều lần một ý kiến tiêu cực về một điều gì đó, hãy bắt đầu lật ngược nó lại để nhìn vào mặt tích cực.
  8. Hy vọng là một sức mạnh nhưng sức mạnh này sẵn sàng chịu nhiều trở ngại và rủi ro, tham vọng là một sức hút nhưng sức hút này có chứa đựng tần số thất vọng vậy nên hãy tách bản thân bạn ra khỏi kết quả của việc bạn đang làm, chỉ nên thưởng thức việc bạn làm, những phần còn lại hãy thả lỏng.
  9. Không ai biết rõ điều đó bằng bạn, bạn không hiểu rõ điều đó bằng họ, đừng so sánh điều bạn hiểu với điều họ hiểu, bởi sự trải nghiệm là khác nhau.

Chú thích:

*The curse of Knowledge: Lời nguyền của kiến ​​thức là một khuynh hướng nhận thức xảy ra khi một cá nhân, giao tiếp với các cá nhân khác, vô tình cho rằng những người khác có nền tảng để hiểu. Sự thiên vị này cũng được một số tác giả gọi là lời nguyền của chuyên môn, mặc dù thuật ngữ đó cũng được sử dụng để chỉ các hiện tượng khác nhau.

Nói theo một cách dễ hiểu, nếu đam mê và muốn tìm hiểu chuyên sâu về một ngành học, sau hàng vạn giờ tìm tòi và khám phá, lăng kính khách quan của bạn về ngành học đó cũng sẽ thay đổi, có những thay đổi tích cực nhưng cũng sẽ có những thay đổi tiêu cực.

Ví dụ: Một người thiên ngành thiết kế đồ hoạ sẽ có những cách đánh giá riêng để phân tích về một tác phẩm thiết kế, tuy nhiên việc họ có đánh giá nó một cách khách quan hay không lại là một câu hỏi rất khó để trả lời bởi sau khi đã được học thiết kế chuyên sâu, họ cũng sẽ được giảng dạy về thế nào là đúng và sai vô tình được đeo lên một cái lăng kính khiến đôi khi khiến cho cặp mắt của họ khi nhìn đã không còn trung thực và trung tính như trước nữa.

Đây sẽ là nền tảng của bài viết tiếp theo mình muốn đi sâu vào nhiều chi tiết hơn về The Curse Of Knowledge.

Tác giả: Cristian
Biên tập: SUYNGAM.VN

Đánh giá nội dung bài viết

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to site top