Tại sao nên sử dụng đường?
Là một trong những phần tử nghệ thuật cơ bản, một cách rất tự nhiên, các đường kẻ thu hút cái nhìn của chúng ta vào bức ảnh. Phân định hình và khối, các đường kẻ tạo nên cấu trúc bức ảnh và hướng dẫn chúng ta cách tìm hiểu thêm những yếu tố xung quanh. Việc sử dụng những dạng đường khác nhau tạo nên những sắc thái cảm xúc khác nhau trong khi các đường kẻ chính lại tạo ra một điểm hội tụ hoặc phân kì thị giác. Bằng cách kết hợp cẩn thận đường vào hình ảnh, bạn có thể kiểm soát ánh mắt của người xem, do đó, tối đa hóa sự hiện diện và tác động đến nhận thức của con người.
Các loại đường
Là phần tử nối liền khoảng cách giữa hai điểm, đường được thể hiện không chỉ dưới dạng những nét mảnh thẳng hoặc cong mà còn được thể hiện dưới dạng cây cối, tòa nhà, đường xá hoặc sông ngòi, vv tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể. Mỗi hình ảnh nên lấy một nhóm đường làm trung tâm thể hiện nội dung, từ đó tạo nên chiều sâu bức ảnh, giúp cho việc kết nối với nhận thức người xem dễ dàng hơn.
Ngang (Horizontal)
Đường chân trời (horizon) là đường ngăn cách bầu trời với trái đất. Bắt nguồn từ chữ “separating circle”,“divide” và “separate” trong tiếng Hi Lạp cổ, đường chân trời quyết định cách chúng ta định hướng. Nó đánh dấu khoảng cách xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy. Nếu đường chân trời bị che khuất, đường giao nhau của trái đất và bầu trời lúc này được gọi là chân trời khả kiến. Tương tự, các đường ngang (horizontal) trong bức ảnh thường có liên kết tự nhiên với các yếu tố thiên nhiên
Sự có mặt của các đường ngang gợi nên sự hiện diện của tự nhiên trong ảnh. Vị trí của mặt trời so với đường chân trời gợi lên cảm giác về thời gian và nhịp điệu. Bởi vì con người thường ngủ theo chiều ngang nên các đường ngang có thể tạo nên cảm giác thư giãn, nghỉ ngơi và ổn định. Trong khi đó, phần lớn các sự vật chuyển động theo quỹ đạo ngang khiến các đường ngang cũng có thể gợi lên cảm giác về chuyển động. Điều này đặc biệt rõ khi bạn lia máy hoặc sự dụng tốc độ màn trập thấp, các bóng mờ tựa như được neo vao một trục ngang có thể nhìn thấy được từ đó làm nổi bật hướng của chuyển động và làm cho bức hình trở nên độc đáo hơn.
Dọc (Vertical)
Các đường thẳng đứng từ lâu được coi là biểu tượng cho sức chịu đựng và sự yên tĩnh. Thông qua các liên kết hình ảnh với sự chắc chắn, các đường thẳng đứng làm cho bức ảnh có sức sống hơn.
Như đã nói ở phần trước, con người ngủ theo chiều ngang và đứng theo chiều dọc, tạo ra mối liên hệ trực quan giữa năng lượng sống và việc đứng thẳng. Dấu chấm than là một ví dụ khác về điều này. Nét sổ thẳng nằm lơ lửng trên dấu chấm hết truyền đạt hành động và năng lượng đã kết thúc ở cuối câu.
Mặc dù thường được liên kết với các cấu trúc nhân tạo cứng nhắc, đường thẳng đứng vẫn có thể trở lại mô tả tự nhiên với việc phân định sự tăng trưởng theo thời gian. Hạt giống vươn khỏi mặt đất và hướng đến mặt trời là một ví dụ sinh động cho sự phát triển tương hỗ giữa môi trường nhân tạo và tự nhiên.
Đường chéo (Diagonal)
Là một trong những họa sĩ phương Tây đầu tiên tập trung hoàn toàn vào các hình thức hội họa phi đại diện, Wassily Kandinsky đã thử nghiệm rất nhiều với các yếu tố hình học tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Được xuất bản vào năm1926, Kandinsky đã viết rất nhiều về các thuộc tính nghệ thuật của đường kẻ trong cuốn sách Point and Line to Plane. Ông đã viết trong cuốn sách rằng “Loại đường thứ ba là ường chéo. Đây là sự kết hợp của cả hai [đường dọc và đường ngang] với các góc và là hình mẫu đơn giản mô tả chuyển động vô tận của vật thể trong hình”.
Thường kích thước các vật thể giảm dần đi từ bờ ngoài vào trung tâm của bức ảnh tạo nên các đường chéo nâng khối hình ra khỏi trang giấy. Khi các điểm giao hoặc gấp khúc được lặp lại liên tục và chặt chẽ, các đường chéo tạo ra sự rung động trong tầm nhìn của chúng ta giống như một ảo ảnh quang học. Cùng với việc không bị ràng buộc bởi hướng cố định như đường dọc và ngang, các đường chéo tạo ra cảm giác rõ ràng về chuyển động của đối tượng trong bức hình.
Đường cong (Curved)
Từ thời kì của những con người đầu tiên, các đường cong đã nắm giữ những vị trí đặc biệt trong nghệ thuật thị giác. Đơn giản để tạo ra, nhưng phức tạp về mặt thị giác, việc sử dụng các đường cong để trang trí đã được phát hiện trong vô số mẫu vật từ các nền nghệ thuật cổ đại trên khắp thế giới. Là một khái niệm về nghệ thuật truyền thống trong điêu khắc Hy Lạp và La Mã cổ đại, nhiều họa tiết đã được điêu khắc trên đường cong đôi của chữ S. Được gọi là “đường của nét đẹp” bởi nhà văn thế kỷ XVIII Hogarth, Chữ S là biểu thị của sự sống động, trái ngược với đường thẳng, đường song song hoặc các đường giao nhau góc phả vốn là biểu thị sự cô đọng, chết chóc hoặc các vật vô tri.
Giống như những đường kẻ khác, các đường cong cũng nối điểm A đến điểm B. Sự khác biệt nằm ở hình dáng đường đi của đường cong, dạng uốn cong hoặc lên xuống trước khi đến đích. Một dòng sông uốn lượn qua khung hình có thể kết nối tiền cảnh với hậu cảnh. Nhưng với việc chuyển động theo đồng hồ riêng, dòng sông mang lại cảm giác bình tĩnh và dễ dàng.
Đường hàm ý (Implied lines)
Có lẽ dòng hấp dẫn nhất trong tất cả là đường hàm ý bởi nó không phải là một đường có thực trong hình mà được tạo ra bằng cách tưởng tượng rằng các thành phần hình ảnh trong hình được liên kết với nhau bằng một kết nối chung. Điểm nhấn mạnh, điểm quan tâm, đường ngắm, mũi tên, điểm tương đồng và chuyển động đều là một dạng của ra đường hàm ý. Những đường hàm ý này kéo mắt người xem từ điểm này sang điểm tiếp theo trong khung.
Không có sự rõ ràng như những đường vật lý, các đường hàm ý là một cách tuyệt vời để bổ sung diễn giải và chuyển động cho hình ảnh. Hãy nghĩ về các nhà chiêm tinh cổ đại đã kết nối các ngôi sao bằng đường hàm ý để tạo ra các chòm sao. Hoặc, một chiếc xe đang lướt trên đường theo một hướng cụ thể khiến mắt người xem chuyển động cùng. Không ví dụ nào sử dụng một đường cụ thể. Tuy nhiên, việc tạo ra một mạng lưới các đường kẻ làm cho hình ảnh thú vị và dễ đọc hơn.
Đặc điểm của đường
Bên cạnh việc có nhiều loại đường, mỗi đường còn được đặc trưng bởi nhiều đặc điểm khác. Dày, mỏng, mềm và cứng. Những đặc điểm này tạo nên bản chất của đường, thêm chiều sâu và sự thú vị vào bức hình.
Độ rộng
Chiều rộng của đường đề cập đến độ dày của nét vẽ. Được quyết định bởi kích thước thực tế của nó, các đường rộng hơn thì cứng chắc hơn và tạo ra sự hiện diện táo bạo hơn. Một đường mỏng thì dễ đổi hướng hơn và do đó nó phù hợp với các chi tiết tinh tế hơn. Sự giảm dần về độ rộng của đường và biến mất vào nền của hình ảnh tạo ra hiệu ứng thị giác về chiều sâu. Trong khi đó, một đường có độ rộng không đều hoặc giật cục thì phù hợp để biểu thị cảm giác vui tươi hoặc bất ổn.
Chiều dài
Chiều dài của đường là độ dài thực tế của nét vẽ nối hai đầu mút của đường. Một đường ngắn biểu thị sự khẩn cấp của hành động trực tiếp trong khi những đường dài gợi cảm giác bình tĩnh và không gian. Chiều dài cũng quyết định tính liên tục của đường. Một đường gãy khúc tạo nên ấn tượng về sự chuyển động, giống như dấu ấn của bước chân trên cát. Các đường liên tục, thường được tìm thấy trong phong cảnh, lại tạo ra nhiều cảm giác thoải mái hơn.
Cảm giác
Cảm giác của đường được quyết định bởi sự linh hoạt thị giác của nó. Khả năng tiếp cận thị giác là cách mà người xem cảm nhận về chủ đề chỉ bằng cách nhìn vào nó. Trong suốt cuộc đời, chúng ta tự biên soạn nên kho lưu trữ tinh thần của những cảm giác vật lý mà chúng ta gặp phải mỗi ngày. Khi những kích thích trực quan tiếp cận và kết nối được với những cảm giác có sẵn trong kho lưu trữ tinh thần này, chúng ta sẽ cảm thấy như đang trải nghiệm về đối tượng dù không thực sự chạm vào vật thể. Ví dụ, hình ảnh đường thẳng thon dài chỉ vào một điểm sắc nét có thể kích thích trí tưởng tượng về một mũi nhọn. Bằng cách khai thác các đặc điểm tiếp cận thị giác của đường (như tròn hoặc xù xì), nhiếp ảnh gia có thể tạo ra những ấn tượng sâu sắc với người xem.
Phương hướng
Như đã thảo luận ở trên, các đường kẻ có thể bắt đầu từ bất kỳ hướng nào. Tùy thuộc vào đối tượng (và hướng của máy ảnh), đường kẻ có thể là dọc, ngang, chéo hoặc cong. Hướng của đường làm thay đổi đáng kể việc diễn giải, tạo hoặc tái cấu trúc hình ảnh. Ví dụ, các đường ngang gợi lên cảm giác về thiên nhiên và thời gian, trong khi đó đường chéo nạp năng lượng cho hình ảnh và làm nó trở nên sống động hơn.
Tiêu điểm
Tiêu điểm của đường giống như thước đo tiêu cự trong bức ảnh. Một số đường có thể sắc nét, một số khác mờ và nhạt.Tiêu điểm của đường minh họa cách nó hòa trộn vào các phân đoạn khác của bức ảnh một cách mượt mà. Những đường sắc nét là sự tương phản đột ngột, thu hút sự chú ý. Những đường mờ hoặc nhạt thì là tinh tế hơn, dễ dàng chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác nên tạo ra một sự chuyển tiếp nhẹ nhàng giữa các chủ đề.
Màu
Một lượng lớn các cảm xúc phức hợp được kết nối với màu sắc. Bắt nguồn từ cả văn hóa địa phương và kinh nghiệm phổ quát, các nghiên cứu cho thấy các màu sắc khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến não. Điều này có nghĩa là người xem sẽ có trải nghiệm khác nhau dựa trên màu sắc bổ sung vào bức ảnh. Màu sắc của đường góp phần đáng kể vào việc diễn giải bức ảnh. Ví dụ, một đường màu vàng có thể biểu thị sức mạnh hoặc ám chỉ nguy hiểm. Một đường màu xanh có thể biểu thị sự bình tĩnh hoặc nước. Các kết nối như thế này định hình kết quả của hình ảnh, tạo ra sự hài hòa (hoặc bất hòa) và bổ sung ảnh hưởng.
Cảm xúc
Ý nghĩa cảm xúc chi phối trải nghiệm của người xem. Ví dụ, các đường răng cưa tạo ra ấn tượng về sức mạnh và tình trạng bất ổn trong khi những đường cong dạng chữ S tạo ra bầu không khí thoải mái hơn. Từ đô thị và cảnh quan đến hình dạng con người, các đường kẻ hấp dẫn các giác quan của chúng ta ở cấp độ tâm lý. Cho dù đó là cong, ngang, lởm chởm hay chéo, các liên hợp bẩm sinh của chúng ta làm cho đường trở thành một công cụ truyền đạt cảm xúc hết sức có giá trị.
Tóm lại
Như họa sĩ Jean-Michel Basquiat từng nói, mỗi đường đều có ý nghĩa riêng của nó. Để có một hình ảnh hiệu quả, các thành phần khác nhau của bố cục phải kết hợp với nhau để tạo thành một khối thông tin gắn kết. Là một trong những yếu tố linh hoạt nhất của thiết kế, đường hướng dẫn cách chúng ta đọc hiểu thế giới. Thông qua sự kết hợp hài hòa giữa các loại và đặc điểm của đường, một nhiếp ảnh gia như bạn có thể truyền đạt những trải nghiệm độc đáo cho người xem ở cả cấp độ ý thức và tiềm thức.