Khi nói đến cái tên của nhà văn hào gạo cội Victor Hugo, là chắc rằng ai trong số chúng ta sẽ nhớ ngay đến cuốn tác phẩm vô cùng nổi tiếng “Những người khốn khổ”. Đây được xem như là một trong những cuốn sách văn học bất hủ của nước Pháp.
Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và review về cuốn sách Những người khốn khổ của tác giả Victor Hugo qua bài viết dưới đây.
- Review sách: Dám nghĩ lớn – David J. Schwartz
- Review sách: Ông già và biển cả
- Review sách: Bố già – Mario Puzo
Tác phẩm kinh điển Những người khốn khổ ( có tựa gốc là Les Misérables) là cuốn tiểu thuyết được đại văn hào người Pháp Victor Hugo cho ra mắt lần đầu tiên vào năm 1862 với bộ truyện đầy đủ gồm 3 phần. Khi tác phẩm được ra đời, đã tạo nên một cơn sốt lớn ở khắp nước Pháp, và được các nhà phê bình chuyên môn đánh giá đây là một trong số những cuốn tiểu thuyết hay và ảnh hưởng nhất trong nền văn học thế giới vào thế kỷ 19.
Nói về sự nghiệp văn chương của bản thân, tác giả Victor Hugo đã tự nhận xét về mình ở phần đầu của cuốn sách như sau:
“Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như kiểu này còn có thể có ích.”
Ngoài ra, khi tự cảm nghĩ về cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ này, chính ông cũng đã chia sẻ với người biên tập cuốn sách này rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.
Quay trở lại với tác phẩm kinh điển này, nội dung cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện vô cùng cảm động nói về người đàn ông có tên Jean Valjean, chỉ vì một lần lỡ lầm ăn trộm một ổ bánh mì cho đứa cháu gái nhỏ mà ông đã bị bắt giữ và chịu kiếp tù tội gần như là cả cuộc đời của mình.
Cho đến sau này, khi ông được cho ra tù – nơi mà ông cho đó là chốn địa ngục trần gian, tuy nhiên do mặc cảm thân phận tù tội của mình, ông đã tìm cách để xa lánh và trốn tránh ra khỏi xã hội thời đó nhằm thay đổi chính con người của mình. Thấm thoát sau hơn 7 năm trôi qua, lúc này cuộc sống của ông đã thay đổi và mọi thứ đến với ông một cách thuận lợi hơn, bây giờ ông đã trở thành một nhà cầm quyền, với vị thế mới của mình, ông luôn làm mọi điều, mọi thứ chỉ để chia sẻ và giúp đỡ đối với những người khốn khổ, có hoàn cảnh khó khăn, cơ cực, ở tầng lớp dưới đáy của xã hội Pháp… mà có lẽ, chính ông cũng cảm thấy đồng cảm vì chính ông cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh đó. Thế nhưng, với những nghĩa cử cao đẹp và nhân hậu của mình, thật không may khi ông đã bị bại lộ thân phận thật sự của mình mà ông đã cố gắng che giấu suốt nhiều năm qua.
Tác giả đã rất xuất sắc khi tái hiện lại hoàn cảnh xã hội của nước Pháp lúc bấy giờ, khi đất nước còn đang được cai quản và trị vì của nhà vua Napoleon I. Trong giai đoạn này, người dân nước Pháp đang rơi vào tình trạng bế tắc, khốn khổ, đói khát, thậm chí là họ phải đánh đổi nhân phẩm, cơ thể mình để cứu lấy cuộc sống nghèo đói của mình.
Trong tác phẩm Những người khốn khổ có trích đoạn rất hay như sau:
“Con có thể cho tặng chẳng cần có lòng yêu thương nhưng không cách gì có thể yêu mà không trao đi. Các hành vi yêu thương dào dạt thể hiện từ những hành vi tử tế nhỏ bé được thực hiện thường xuyên. Lòng tha thứ của chúng ta gia tăng theo mức độ chúng ta yêu thương. Yêu tức là biết rằng ngay cả khi con chỉ có một mình con cũng sẽ không bao giờ đơn độc lần nữa, và niềm hạnh phúc lớn lao trong đời, ấy là tin chắc rằng mình được yêu thương – được yêu thương vì bản thân chúng ta và thậm chí là được yêu thương mà không màng đến chúng ta là ai hay là người như thế nào.”
Trọn bộ cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ này, không chỉ đơn giản là tái hiện chân thực những góc khuất, những mặt tối tăm của xã hội nước Pháp, mà tác giả còn đưa vào đó những kiến thức về lịch sử, chính trị, triết lý, luật pháp và văn hóa kiến trúc của nước Pháp của đầu thế kỷ 19, giúp cho nhiều thế hệ độc giả có thể hiểu và tiếp thu chúng theo một góc nhìn vô cùng chân thực.
Rõ ràng một điều, cuốn sách Những người khốn khổ thật sự là một tác phẩm để đời của nhà văn Victor Hugo, ông đã mất khoảng 30 năm ròng để sáng tác và dành trọn tâm huyết để hoàn thành cuốn sách này. Đây chính tác phẩm ông viết về những con người khốn khổ, chịu nhiều cùng cực trong xã hội nước Pháp và cách mà họ đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ để giành lại chính quyền trong những năm 1832 như thế nào.
Tác giả Victor Hugo đã cho người đọc được nhìn thấy và cảm nhận rõ nét nhất về số phận của những người khốn khổ trong một xã hội được cho là hiện đại ở Pháp, thông qua các thông điệp được tác giả đề cập trong cuốn sách này như những giá trị tư tưởng nhân đạo, sự đồng cảm và lòng nhân hậu đối với những số phận có hoàn cảnh vô cùng éo le, ở tầng lớp dưới đáy của xã hội như tù nhân, một nhà văn trẻ tuổi cho đến một người phụ nữ bị xã hội tư bản né tránh.
Sau khi thưởng thức trọn bộ cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ, bạn sẽ cảm nhận và hiểu ra rằng lý do tại sao cuốn sách này được tôn vinh thành một tác phẩm kinh điển trong nền văn học của thế giới, đã chiếm trọn trái tim và nước mắt của không biết bao nhiêu thế hệ độc giả ở khắp nơi.
Cuốn sách Những người khốn khổ thật sự là một tuyệt tác, là cuốn tiểu thuyết được kết hợp nhiều yếu tố giữa hiện thực xã hội, tình yêu và sử thi. Đây thật sự là cuốn sách mà bạn nên đọc qua dù chỉ một lần.