Bản vẽ bằng AI này, có tên gọi là Portrait of Edmond de Belamy, đã được bán với giá $432,000 (£337,000) – gấp 40 lần giá bán ước tính từ 7.000 đến 10.000 đô la.
Christie’s trở thành nhà đấu giá đầu tiên đưa một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi một thuật toán vào phiên đấu giá, bức chân dung trừu tượng này được bán bởi chi nhánh New York của công ty.
Được bán trong một khung gỗ mạ vàng gốc, bức chân dung này mô tả một người đàn ông mặc một chiếc áo choàng màu đen sẫm với một chiếc cổ áo màu trắng trơn lộ ra. Tác phẩm có vẻ chưa được hoàn thiện, với đường nét khuôn mặt mờ ảo, không rõ ràng và những vùng giấy canvas lớn được để trống.
Tác phẩm đã được đánh dấu bằng công thức toán học của các thuật toán được sử dụng để tạo ra nó.
Obvious đã tạo ra tác phẩm này bằng việc sử dụng thuật toán mạng Adversarial Generative (GAN) và thông tin từ 15,000 bức chân dung khác. Kết hợp một thuật toán hai phần – chương trình tạo và bộ chọn lọc – hệ thống được nạp một tập dữ liệu chân dung được vẽ giữa thế kỷ 14 và 20.
Chương trình tạo dựng nên những hình ảnh mới dựa trên thiết lập này, trong khi bộ chọn lọc đánh giá tất cả các đầu ra, so sánh sản phẩm của thuật toán với các phần được vẽ bằng bàn tay con người cho đến khi nó không thể phân biệt hai điểm. Khi thuật toán máy tính đã tạo ra hình ảnh, tác phẩm này sau đó được in bằng mực in trên canvas.
Hugo Caselles-Dupré, người đồng sáng lập tập thể Obvious cho biết: “Công nghệ mới này cho phép chúng tôi thử nghiệm khái niệm sáng tạo cho một cỗ máy và nó song song với vai trò của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo. “Cách tiếp cận này khiến người xem quan sát và đánh giá những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa các cơ chế trong bộ não con người, chẳng hạn như quá trình sáng tạo và các thuật toán”, ông tiếp tục.
“Chúng tôi muốn nhấn mạnh sự song song giữa các thông số đầu vào được sử dụng để tạo ra một thuật toán, với tính chuyên môn và sự tác động tạo nên phong cách của một nghệ sĩ. Trên hết, chúng tôi muốn người xem tập trung vào quá trình sáng tạo: một thuật toán thường được lập trình bằng cách lặp lại hành vi của con người, nhưng nó lại sử dụng con đường riêng của mình. “
Bức chân dung là một trong số 11 bức chân dung độc đáo của bộ sưu tập hư cấu Belamy family, được tạo ra bởi Hugo Caselles-Dupré, Pierre Fautrel và Gauthier Vernier, những người làm nên Obvious.
Bộ sưu tập được đặt tên theo nhà phát minh của GAN – Ian Goodfellow, với “good fellow” dịch sang tiếng Pháp là “bel ami”.
Được biết đến như việc bán tác phẩm của một số nghệ sĩ được ca ngợi nhất trong lịch sử, Christie’s đã bán tác phẩm bằng AI này như một phần của phiên đấu giá Prints & Multiples ở New York, diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10.
Richard Lloyd, người phụ trách Prints & Multiples tại Christie, cho biết: “Christie’s liên tục bắt kịp những thay đổi trong thị trường nghệ thuật và việc làm thế nào mà công nghệ có thể tác động đến việc tạo ra và tiêu thụ nghệ thuật”.
“AI đã được đưa vào như một công cụ của các nghệ sĩ đương đại và khi công nghệ này phát triển hơn nữa, chúng tôi rất vui được tham gia vào các cuộc trò chuyện tiếp theo này. Để tham gia vào cộng đồng tốt hơn, chúng tôi sẽ cung cấp một nền tảng công cộng để trưng bày một tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn thực hiện bởi một thuật toán,” ông nói thêm.
“Một khi Portrait of Edmond de Belamy được bán đấu giá trong Prints & Multiples, nó sẽ báo hiệu sự xuất hiện của nghệ thuật AI trên sân khấu đấu giá thế giới”, ông nói trước khi bán.
Theo nhà đấu giá, tiền thu được từ việc bán bức chân dung sẽ được sử dụng để tiếp tục nghiên cứu tạo ra thuật toán và để tài trợ năng lượng cần thiết để sản xuất loại tác phẩm nghệ thuật này.